Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một văn bản ngắn nửa trang giấy trình bày suy nghĩ về 1 bài học trong bài thơ Mây và sóng

Viết 1 văn bản ngắn 1/2 trang giấy trình bày suy nghĩ về 1 bài học trong vài thơ mây và sóng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
144
2
1
Thiên sơn tuyết liên
30/03/2021 20:53:51
+5đ tặng
Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sông. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ đế’ bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nêu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điếm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh — tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chĩ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẩn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn nhừng bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai — một nhân vật văn học đã đế lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ cùa mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chi là nhừng niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghi nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ. Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sê để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phái gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trỏ’ thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thắng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tât nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Gonduc
30/03/2021 20:55:03
+4đ tặng
Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông. 
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa. 
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k