Tự do ngôn luận là nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm và ý kiến của họ mà không bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt. Thuật ngữ "tự do biểu đạt" cũng được sử dụng đồng nghĩa nhưng bao gồm cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào bằng mọi phương tiện truyền thông.
Eleanor Roosevelt và Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền (1949)— Điều 19 quy định rằng "Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cũng như phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia"[1]
Orator at Speakers' Corner in London, 1974
Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được công nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR sau đó cải thiện điều này thông qua chỉ ra rằng việc thực hiện các quyền này mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".[2