SỰ TÍCH HOA BAN TRẮNG
(Truyện cổ tích)
Cứ vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba dương lịch hàng năm, núi rừng Tây Bắc lại phủ một màu trắng của hoa ban, một loài hoa trong trắng, thủy chung.
Theo truyền thuyết của người Thái: Ngày xưa, có một chàng trai tên là Khôm đem lòng yêu cô gái tên là Ban ở bản bên. Nàng Ban cũng đáp lại chàng một tình yêu say đắm. Thế nhưng, vì ham giàu nên cha nàng đã nhận gả nàng cho một gã nhà giàu có mà nàng không yêu.
Và ngày cưới đã được thống nhất giữa cha nàng và gia đình gã nhà giàu nọ. Không còn cách nào khác, nàng Ban đã chạy sang bản của Khôm gặp chàng để cầu cứu. Nhưng không may chàng đã đi làm ăn xa. Nàng lấy chiếc khăn piêu của mình, vắt lên nơi cầu thang nhà người yêu rồi vội vàng tất tả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, đến rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa tít nào có nghe thấy. Cuối cùng vì kiệt sức nàng đã gục ngã. Rồi nơi nàng nằm xuống mọc lên một cây mang hoa trắng muốt như mối tình thủy chung của nàng với chàng Khôm. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban, tên nàng.
Khi chàng Khôm trở về nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, chàng liền vội vã đi tìm nàng. Dò hỏi bà con bên bản người yêu, chàng mới biết mọi việc. Thế là chàng lên đường đi tìm người yêu, đi mãi hết núi này đến rừng khác, gọi người yêu khản cả cổ mà vẫn không tìm thấy bóng người yêu đâu. Cuối cùng, chàng kiệt sức, gục xuống gốc một cây hoa màu trắng. Rồi chàng hoá thân thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết từ năm nào. Người ta gọi loài chim đó là "nộc chôm bók".
Chú thích:
Khái niệm địa phương trong chương trình Ngữ văn địa phương cần được hiểu một các đầy đủ: Địa phương là thôn, xã cụ thể nhưng cũng có thể là huyện, thị, tỉnh, thành phố hoặc rộng hơn nữa là khu vực, vùng, miền.
Văn học địa phương: là những sáng tác văn học của các tác giả trong một khu vực địa lý cụ thể. Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cư trú nhất định và mang bản sắc riêng, độc đáo có tính chất đặc thù của vùng, miền, địa phương đó.
Văn học dân gian gồm nhiều thể loại: truyện, thơ (kể cả trường ca), hò, vè... Ngữ văn địa phương lớp 6, phân môn Văn tập trung giới thiệu phần văn bản tự sự: truyện dân gian và văn bản nhật dụng.
Các truyện dân gian được tuyển chọn giới thiệu là của các dân tộc đang có mặt sinh sống không chỉ trên quê hương Sơn La mà họ còn cư trú trên địa bàn một số tỉnh bạn trong khu vực nên nó có vị trí của Văn học vùng miền.
ĐỌC - HIỂU
1. Tóm tắt câu chuyện và kể lại bằng lời văn của em.
2. Truyện có thể chia thành mấy phần? Em hãy xác định giới hạn và nội dung từng phần?
3. Vẻ đẹp của nhân vật nàng Ban, chàng Khum được miêu tả như thế nào?
4. Tìm hiểu về nghệ thuật kể trong truyện. (Gợi ý: ngôi kể, nhân vật trung tâm, thứ tự kể…)
5. Ý nghĩa của truyện kể trên?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |