Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

\Bác Hồ có phong cách sống như nào và qua các khía cạnh nào

   Đề bài:Bác Hồ có phong cách sống như nào? Qua các khía cạnh nào?
“Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.
Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh, phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.
Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chút, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc. Bác lựa chọn những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại - “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.
Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo”. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào hải vị, không có những món cầu kỳ mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:
“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ
Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”
Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa. Nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.
Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống tuy đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống. Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.
Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.
     Viết như này được không ạ?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
776
1
1
Anh Daoo
17/08/2021 21:26:11
+5đ tặng

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hy sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
lương thảo
17/08/2021 21:28:38
+4đ tặng

Khi còn thơ ấu người đã chịu nổi đau mất mẹ , không có sự chăm sóc của mẹ, phải theo cha đi nhiều nơi người vẫn trưởng thành sớm, có ý chí tự lập, thông minh, ham học. Trước tình hình nước nhà bị áp bức, bóc lột, người đã chịu đựng mọi khó khăn với ý chí và sự quyết tâm mạnh mẽ với hai bàn tay trắng ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1911, rời khỏi bến Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu cuộc hành trình vượt đại dương đến rất nhiều hải cảng, người đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đến Đồng Phi, Tây Phi, từ châu Phi người sang châu Mỹ rồi đến châu Âu. Người đã đến những đất nước khác nhau, gặp nhiều màu da khác nhau, nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ttrên hành trình đó người đã phải lao động gian khổ để kiếm sống. Người không nề hà bất cứ việc gì từ làm phụ bếp, làm vườn, làm thuê, làm bánh, quét dọn… làm những công việc nặng nhọc suốt mười tám tiếng một ngày nhưng sau đó người không hề nghỉ ngơi mà tiếp tục học tập. Tất cả những khó khăn ấy lu mờ trước nghị lực của người thanh niên gầy gò, mãnh khảnh. Với hai bàn tay trắng phải làm rất nhiều công việc, sống trong nhiều hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, chịu đựng khí hậu khặc nghiệt để trợ thành nhà hoạt động cách mạng, người chiến sĩ  cộng sản quốc tế, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, người đã tìm ra con đường cứu nước, từ đây Người bắt đầu đấu tranh bảo vệ và vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mác – Lê vào việc giải phóng dân tộc. Trên con đường ấy Người đã phải đối mặt biết bao khó khăn, thử thách, cần biết bao nghị lực để vượt qua. Năm 1941 Người về nước chỉ đạo cách mạng và ở trong hang Cốc Bó ở Pác Bó, Cao Bằng để sống và làm việc. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn vượt qua và liên tiếp mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ cho phong trào Việt Minh, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của người phong trào Việt Minh đã thâm nhập vào các thôn, xóm, bản làng, bám rễ và lớn mạnh không ngừng trong nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Hình ảnh Bác với bộ quần áo Nùng bạc màu, chiếc mũ vải và đôi hài bằng lá mo, đã trở nên thân thuộc với nhân dân Pác Pó, tất cả đều nỗ lực vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Năm 1942 khi ở Trung Quốc Bác bị bắt và giải qua gần 30 nhà lao, nhưng trong thời gian bị giam cầm người vẫn viết được tác phẩm nổi tiếng “Nhật ký trong tù”. Những ngày ở Việt Bắc ô tô không đi được vì đường đã phá để kháng chiến, không cho địch dùng đường của ta để đánh ta. Các chiến sĩ chuẩn bị ngựa cho Bác đi nhưng Bác nói: Đi ngựa thì lộ mất, vì chỉ cán bộ cao cấp mới được đi ngựa. Vì vậy khi cần đi xa mấy ngày đường Bác cũng chỉ đi bộ; đối với Bác khó khăn là để khắc phục.

Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ai cũng biết đến tư tưởng học tập suốt đời của Bác; ai cũng biết đến hình ảnh Bác- một trí tuệ lớn, nhưng trong suốt sự nghiệp học tập của Người cũng đầy bản lĩnh và nghị lực. Trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài trên con đường cứu nước dù công việc có bận rộn đến đâu, gặp nhiều gian khổ đến đâu nhưng Bác vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi. Người biết tiếng Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,... nhưng ai là thầy dạy của Người khi lúc đó người chỉ là một anh thanh niên lao động chân tay để kiếm sống. Người tự học, Người học mọi lúc mọi nơi, học bạn bè, học tất cả những người xung quanh. Viêc học ngoại ngữ của Bác chủ yếu là do ý chí kiên trì, bền bỉ. Khi còn là anh Ba trên tàu đến Pháp, hàng ngày dù làm nhiều công việc và mệt mỏi đến đâu buổi tối Bác vẫn đọc và viết. Sau này khi đã là Chủ tịch nước Bác vẫn không ngừng học tập, có khi ốm đau, bệnh tật mệt mỏi nhưng Bác cũng không nằm nghỉ mà vẫn làm việc, đọc sách báo. Với sự cố gắng học tập không ngừng, Người hiểu biết về các nước, văn hóa, con người, tư tưởng, chính trị hội tụ tinh hoa trong nhân cách sống của Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời của Bác dù trong cuộc sống, trong công việc hay trong học tập đều cho chúng ta thấy một tấm gương về bản lĩnh, nghị lực và quyết tâm đến cùng. Từ một cậu bé mất mẹ, mất em trai khi 11 tuổi cho đến cậu thanh niên không thể chịu đựng cảnh đồng bào bị áp bức, bóc lột quyết chỉ ra đi tìm đường cứu nước, hai bàn tay trắng lênh đênh đến mọi nơi trên thế giới rồi trở thành người chiến sĩ cách mạng, người lãnh đạo cuộc kháng chiến của dân tộc, Hồ Chí Minh phải có một tinh thần thép, ý chí kiên cường đối mặt với mọi khó khăn, cám dỗ, mọi nỗi đau phải chịu đựng về thể xác và tinh thần để trở thành một nhân cách sống cho biết bao thế hệ.

Ngày nay, khi cả nước cùng nhau "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" chúng ta hướng đến con người vượt qua mọi gian nan, vất vả mà vẫn không khuất phục ấy. "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" không phải chỉ học tập những tư tưởng lớn của người mà có thể học tập ngay từ những điều đơn giản nhất trong phong cách sống của Bác. Xã hội hiện đại khi phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin ngày càng phát triển con người cũng ngày càng thụ động hơn, không còn chủ động sáng tạo, kiên trì khi đối mặt với thách thức. Hàng ngày chúng ta nghe những câu truyện tiêu cực về thế hệ trẻ sa ngã trước cám dỗ, cuộc sống đầy đủ làm cho nhiều thanh niên buông thả, nhiều người chịu thua trước những khó khăn của cuộc sống có khi từ bỏ cả mạng sống của mình chỉ vì gặp những trắc trở trong thi cử, trong các mối quan hệ xã hội. Đối với cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung ương Đảng đã cho ta thấy sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trước tình hình đối mặt với tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, những hoạt động lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm dao động lập trường, tư tưởng. Không tập trung, nghiên cứu học tập, cho rằng học lý luận chính trị không áp dụng vào thực tiễn; không tham gia phát biểu chính kiến của mình trong các hội nghị vì sợ trù dập; không dám phê bình lãnh đạo, còn bao che khuyết điểm của nhau; ít hoặc không thích đi cơ sở; không muốn làm việc tại các cơ quan Đảng, đoàn thể chỉ thích làm việc ở các phòng ban thuộc khối Uỷ ban. Sợ khó khăn gian khổ, tránh nặng tìm nhẹ, buông xuôi, chán nản, dễ bị sa ngã thì hôm nay những câu truyện về phong cách sống của Bác- một ý chí, nghị lực trước mọi thử thách phấn đấu hết mình để đưa dân tộc ra khỏi bóng đêm nô lệ thêm một lần nữa lại là tấm gương, tiếng chuông thức tỉnh mỗi chúng ta.

          Trong cuộc sống, công việc, lao động, học tập khó khăn luôn hiện diện quanh ta. Nhưng cũng chính những thử thách ấy là nơi rèn luyện con người, cho dù có bao nhiêu tuổi nếu không tự mình đối mặt với cám dỗ, khó khăn trong cuộc sống thì không thể trưởng thành được. Bác đã dạy chúng ta phải vượt qua hoàn cảnh, số phận vươn lên trong cuộc sống đó là bài học mà bất cứ ai, dù làm gì, ở lứa tuổi nào cũng cần học tập và làm theo. Hình ảnh không ngừng học tập, tìm tỏi, nghiên cứu dù trong môi trường nào, điều kiện vật chất thiếu thốn, sức khỏe không tốt, không có bất cứ sự hỗ trợ nào của Bác đã dạy cho chúng ta bài học về học tập suốt đời dù đang làm công việc gì, là người nông dân, nội trợ, người khuyết tật thì học tập cũng không bao giờ thừa, phải tự vượt qua nghịch cảnh của bản thân. Trong suốt cuộc đời Bác khi mệt mỏi, đau ốm, khi phải đi bộ băng rừng, lội suối Bác cũng chưa bao giờ kêu ca, than vãn. Những năm cuối đời khi sức khỏe của người yếu đi, Bác bị đau tim, đau thần kinh tọa phải chống gậy nhưng người vẫn không ngừng làm việc, vẫn vui vẻ đi thăm nhiều nơi mà không ai biết Bác mệt. Nhưng ngày nay, thế hệ chúng ta sống trong hòa bình, điều kiện sống đầy đủ ý chí và nghị lực bị mài mòn gặp chút khó khăn thử thách thường từ bỏ, ai cũng muốn chọn việc tốt, việc nhẹ, không muốn phấn đấu theo năng lực mà chọn đường tắt để đi; dễ dàng khuất phục trước tiền tài, vật chất đánh mất tư tưởng, niềm tin.

          Bản thân xác định học tập theo gương Bác chính là từ những điều bình thường nhất trong cuộc sống, phần đấu và làm việc hết mình, khắc phục những yếu kém của bản thân, không vì khó khăn, thử thách mà làm mất đi niềm tin, dù trong hoàn cảnh nào cũng cần học tập và rèn luyện chính mình. Trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển của công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng cần đọc sách, phát triển tư duy không phụ thuộc vào internet, có sự chắt lọc tin tức từ xã hội. Là một thanh niên, thế hệ trẻ học tập theo Bác không dễ dàng từ bỏ hay chán nản mà luôn lạc quan, không than vãn trước số phận, cố gắng từ những điều nhỏ nhất đến mọi việc, mọi lĩnh vực để việc "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trở thành thực tế, thiết thực. Năm 2017, xã Đức Hạnh được chọn là xã về đích nông thôn mới, thực hiện nhiệm vụ và hưởng ứng thực hiện Chỉ thị 05 "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đức Hạnh quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trong năm 2017.

          Câu truyện về Bác là bản anh hùng ca về nghị lực phi thường vượt lên mọi hoàn cảnh khiến chúng ta thấy những khó khăn hàng ngày của mình thật bé nhỏ, những thách thức trong công việc, gian nan khi mưu sinh, rắc rối trong các mối quan hệ thật ra nếu chúng ta luôn làm đúng, luôn vững niềm tin và sự lạc quan thì tất cả đều sẽ qua. Trong không khí cả nước "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh " ; kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/5/1890 -19/5/2017); kỳ niệm 106 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2017) và trong khuôn khổ cuộc thi này những câu truyện về cuộc đời của Người mà tôi muốn gửi đến là việc "học tập là làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"  không phải chỉ là học tập trong các buổi hội nghị, trong cuộc họp, học tập với tư cách là cán bộ, đảng viên mà học tập theo Bác là học tập hàng ngày, từ những điều đơn giản trong cuộc sống và dù là ở cương vị là ai thì chúng ta cũng thấy được những bài học bổ ích để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời như bài thơ Bác tặng Đội thanh niên xung phong năm 1950:

                                      "Không có việc gì khó

                                       Chỉ sợ lòng không bền

                                       Đào núi và lấp biển

                                      Quyết chí ắt làm nên"

1
0
dogfish ✔
17/08/2021 21:29:01
+3đ tặng
Thế hệ trẻ là một tầng lớp đông đảo và quan trọng trong xã hội Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đất nước nhưng đa số họ lại chưa có một phong cách hay lối sống đích thực, chuẩn chỉ để định hướng tương lai. Họ sống theo cái kiểu ''đến đâu hay đến đó'' ''nước đến chân mới nhảy''. Có thể do điều kiện sống ngày một tốt, họ không thấu hiểu được nỗi khổ của sự thiếu thốn. Do cách được giáo dục, từ bé đã không có lối suy nghĩ lành mạnh dẫn đến một nếp sống ăn chơi buông thả: xa đọa, nghiện ngập, quần áo hở hang, tóc xanh tóc đỏ, rồi thì lời nói cử chỉ thô tục, thiếu văn hóa. Khi xưa thì điều kiện thiếu thốn phải vừa học vừa làm, rất vất vả. Còn ngày nay, tuổi trẻ có nhiều thời gian cho học tập, giải trí nhưng không ít bạn lại dành thời gian vào những việc vô bổ: ngày ngày, giờ giờ, luôn và suốt, đắm chìm trong game online, facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa dần với thế giới thực. Cũng nhận thấy được rằng là giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người, chính đó là muốn ''thể hiện". Một điều khá đặc biệt ở phong cách sống của giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự vô cảm. Cái tâm cái tình ngày càng nghèo nàn, họ lờ đi, coi nhẹ trước cái xấu, giả tạo, thích sự hào nhoáng bên ngoài, ưa chuộng thời trang và ''mốt'' thay đổi liên tục để rồi cuối cùng chẳng thành một cái gì cả họ luôn sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt và có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại và cho hiện tại. Giới trẻ hiện nay như vậy thật tồi nhưng cũng không phải không có nhiều những bạn trẻ đàng hoàng với phong cách sống tốt có văn hóa. Các bạn ấy vẫn luôn nỗ lực chăm chỉ học tập, khám phá, tìm hiểu để tiếp thu thật nhiều kiến thức. Việc tìm hiểu của các bạn trẻ ấy luôn đi kèm với việc sàng lọc lấy những cái tốt học được để nhào nặn, bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân, mở rộng hiểu biết mà không để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc hay nói cách khác là chạy theo lối sống hiện đại không phù hợp. ''Phong cách Hồ Chí Minh'' là sự kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại và gốc văn hóa dân tộc, rất giản dị tự nhiên mà cũng rất hiện đại, thanh cao và trang trọng. Thế hệ trẻ chúng em sẽ luôn noi gương Bác, luôn sống giản dị, sống đẹp, sống tốt theo lối sống văn hóa Việt, nêu cao tinh thần tự hào truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi người chúng ta cần luôn luôn tiếp tục học hỏi không ngưng nghỉ, học tập theo tấm gương, phong cách sống của Bác để tạo một phong cách sống tốt cho bản thân chính mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K