Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết dạng đề phân tích (cảm nhận) về 1 đoạn thơ

Viết dạng đề phân tích( cảm nhận) về 1 đoạn thơ
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
95
0
1
Ngân Nguyễn
22/08/2021 18:10:31
+5đ tặng

Viễn Phương thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chông Mỹ, có nhiều đóng góp cho văn học ở phía Nam. Sự liên tưởng và sáng tạo nghệ thuật trong thơ của ông thường bắt đầu từ tình yêu và cảm xúc. Điều đó càng được thể hiện rõ trong tác phẩm Viếng Lăng Bác ông viết vào 4-1976 . Bài thơ là đỉnh điểm của niềm xúc động vô biên khi nhà thơ được ra Hà Nội viếng lăng Bác. Khoảnh khắc viếng lăng đã để lại những dư âm trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ để từ đó có một tiếng vọng tha thiết vào thơ. Qua tình yêu thương, niềm tự hào và thái độ tôn kính của tác giả. Hình ảnh Bác hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp. Trong đó có đoạn:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

 

Khổ thơ miêu tả cảnh trong lăng với rất nhiều hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao và được chia làm 2 phần rất rõ ràng. Hai câu đầu miêu tả cảm nhận của nhà thơ về cái chết của Bác. Với hai câu sau tâm trạng của nhà thơ đã thay đổi hẳn thể nỗi đau đớn của tác giả trước sự thật Bác đã ra đi mãi mãi. Giọng điệu bài thơ lắng lại, nghẹn ngào. Được tận mắt chiêm ngưỡng Bác kính yêu nhà thơ như quên đi sự thật – Bác đã qua đời – mà ông tưởng như người đang ngon giấc trog giấc ngủ bình yên sau những bộn bề bận rộn của công việc. Ánh sáng xanh nhạt của những ngọn đèn neon tỏa dịu dàng trong trẻo khiến nhà thơ ngỡ như Bác đang yên giấc dưới ánh sáng của vầng trăng. Dùng hình ảnh này và kết hợp với phép tu từ ẩn dụ, phép nói giảm đã làm cho những cảm xúc của câu thơ càng trân trọng thiêng liêng. Sự liên tưởng sáng tạo nghệ thuật trong thơ thường xuất hiện bắt đầu từ tình yêu và cảm xúc. Đọc những câu thơ này ta có liên tưởng như mình được vào lăng viếng Bác để được chiêm ngưỡng giấc ngủ thanh thản của Bác như một thánh nhân sau khi đã làm cho đời biết bao việc ý nghĩa.

Hai câu sau là cảm xúc mãnh liệt, dâng tràn trong trái tim của nhà thơ ngay khi được tận mắt ngắm nhìn Bác 

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim​

Hai câu thơ dung cấu trúc khá độc đáo: “ vẫn biết “ – “ mà sao “ diễn tả một nghịch lý đau đớn - giữa khát vọng và thực tế, giữa ước mơ và hiện thực. Nhà thơ tự an ủi mình bằng những luận thuyết - trời xanh là mãi mãi – Bác vĩ đại thiên liêng nên người trường tồn, bất diệt như trời xanh. Nhưng đó là sự bất diệt của một vĩ nhân đã khuất - sự thật này không thể không nhìn thấy, không thừa nhận: Bác đã vĩnh viễn ra đi. Vì thế nên ông mới nhận ra nỗi đau đớn đột ngột đang nhói lên trong trái tim của mình. Chữ “ nhói “ diễn ta sắc thái đau đớn tột đỉnh của tâm trạng diễn ra quặng thắt khó tả. Điều đó cho ta thấy tình yêu thương của nhà thơ dành cho Bác sâu nặng đến mức nào.

Chỉ qua một đoạn thơ ngắn ngủi, ta đã thấy được tình cảm chân thành, mãnh liệt của tác giả đối với Bác kính yêu, thể hiện niềm yêu kính, biết ơn thương tiếc, đối với con người đẹp nhất Việt Nam...Qua cảm xúc ấy hình ảnh Bác hiện lên thật đẹp, thật thiêng liêng. Người là biểu tượng của ánh sáng, của sự sống, của sự bất tử. Nhờ những cảm xúc, những hình ảnh ấy ta mới thấy được hình ảnh Hồ Chí Minh khắc sâu trong lòng những con người Nam Bộ, những con người Việt Nam như thế nào .


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
KANZ
22/08/2021 19:44:58
+4đ tặng
Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác. Hình ảnh Bác với giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Giữa vùng ánh sáng yên bình, trong lành đó, Người đang ngủ giấc ngủ bình yên. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng tới vầng trăng thi vị trong tự nhiên, trong thơ của Bác. Những điều gần gũi, thân thương trong cuộc sống của người thủa sinh thời. Nhưng trong lòng tác giả không vì thế mà nguôi ngoai nỗi xót thương vì Người không còn nữa. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”, tác giả Viễn Phương thấy “nhói trong tim” nỗi đâu mất mát quá lớn, khi đất nước ngày độc lập không có Bác hiện hữu, đây là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. “Trời xanh” là ẩn dụ cho hình ảnh của Người, tấm lòng của Người còn mãi trong trái tim của dân tộc ta.
KANZ
CHẤM ĐIỂM CHO MIK NHÉ!!!
KANZ
Viếng lăng Bác là bài thơ kết tinh trọn vẹn cảm xúc của Viễn Phương khi ở miền Nam lần đầu được ra Hà Nội và vào lăng viếng Bác. Nếu hai khổ thơ đầu miêu tả dòng cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác và khi hòa vào cùng dòng người vào lăng thì khổ thơ thứ ba lại thể hiện nỗi niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim". Hai câu thơ đầu tiên miêu tả cảm xúc của Viễn Phương khi nhìn thấy di hài của Bác: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền." Nhà thơ cùng dòng người tiến vào lăng, chiêm ngưỡng Bác từ xa và liên tưởng Bác như đang đi vào giấc ngủ yên bình không mộng mị, ánh sáng dịu nhẹ của ngọn đèn lúc đó bỗng trở thành vầng trăng lan tỏa ánh sáng dìu dịu, sáng trong. Câu thơ đã miêu tả vừa khái quát nhưng cũng không kém phần tinh tế không gian trang nghiêm trong lăng Bác. Bác đã ra đi nhưng trong mắt tác giả, đó chỉ là một giấc ngủ dài thanh thản, không còn lo toan việc nước việc dân, không còn lắng lo trăn trở. Bầu không khí ấy bất kì người Việt Nam nào khi vào lăng viếng Bác cũng có thể cảm nhận được, Viễn Phương đã nói lên nỗi lòng và cảm xúc của triệu triệu con tim khi đứng trước di hài của Bác. Nhìn thấy hình ảnh của Bác, Viễn Phương thốt lên nghẹn ngào: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim". Nghệ thuật tương phản giữa "vẫn biết" và "mà sao" diễn tả sự mâu thuẫn, đối lập giữa lí trí và trái tim. Lí trí thì khẳng định chân lí muôn thuở Bác vẫn sống mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam, vĩnh hằng bất tử, nhưng trái tim thì vẫn xót xa, nghẹn ngào chấp nhận hiện thực rằng Bác đã ra đi mãi mãi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe" thấy điều chỉ có thể cảm nhận - "nhói ở trong tim" giúp khắc sâu, nhấn mạnh nỗi đau như đang quặn thắt, xót xa và đau đớn vô cùng. Người đọc chợt nhớ đến những vần thơ nghẹn ngào của Tố Hữu khi khóc Bác: "Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời." Hai bài thơ tuy viết ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều chung nỗi xót xa đau đớn, chạm đến tâm hồn của bạn đọc. Khổ thơ bày tỏ cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác một lần nữa nói hộ tấm lòng tiếc thương của biết bao người. Những vần thơ như nghẹn lại, rưng rưng mà cảm động nhưng vẫn không kém phần trang trọng, chỉnh chu. Bác vẫn sống trong lòng mỗi chúng ta, bởi "trời xanh là mãi mãi". Phân tích khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 2 Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức. Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả rất xúc động qua hai câu thơ: Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Câu thơ gợi được sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ trong lành và hình ảnh đẹp đẽ của Bác. Bằng tình cảm, nhà thơ thấy Bác như đang ngủ trong giấc ngủ bình yên giữa thiên nhiên đẹp và thơ mộng, Bác vẫn ở cùng ta, như nhà thơ Hải Như đã viết: Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ (Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi) “Vầng trăng sáng dịu hiền” là ánh sáng của tình thương mến, nâng niu, vầng trăng ấy như ru Bác ngủ. Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ trong tình thương yêu. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cũng đã viết: Trong lăng Bác vừa chợp nghỉ Như sau mỗi việc làm. Trăng ơi trăng biết thế Nên trăng bước nhẹ nhàng. (Trăng lên) Hình ảnh vầng trăng dịu hiền cũng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Đến đây, cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! “Trời xanh” cũng như “mặt trời”, “vầng trăng” là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi (Bác sống như trời đất của ta Tố Hữu). Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Sự nghiệp của Người là bất tử. Dù vẫn tin như vậy, nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế, trái tim vẫn đau nhói khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đó là nỗi đau vô hạn, là lòng thương xót rất thật, không lí do nào khuây khỏa được. Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người cha.
KANZ
MIK ĐỌC NHẦM ĐỀ,ĐÂY LÀ PHẦN SỬA LỖI,MONG BN THÔNG CẢM CHO MIK BN NHÉ!!!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k