LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ, Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xác định thành ngữ có trong đoạn trích. Tác dụng thành ngữ trong đoạn trích

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a/ Xác định thành ngữ có trong đoạn trích
b/ Tác dụng thành ngữ trong đoạn trích
Bài 2:
a) Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ nguyên nhân nào
b) Suy nghĩ của họa sĩ trong đoạn trích sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao họa sĩ lại nghĩ như thế
Họa sĩ nghĩ thầm: "khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kiệp quét dọn, chưa kịp gấp chăn chẳn hạn". Ông ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa ... (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
10.866
4
9
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
17/01/2018 20:46:06
1
Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, cùng với điển tích “Sân Lai”, “Gốc tử” đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
17/01/2018 20:47:32
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a/ Xác định thành ngữ có trong đoạn trích
=>Tin sương luống những rày trông mai chờ.
b/ Tác dụng thành ngữ trong đoạn trích
=>Nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng rồi cuổì cùng nàng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình. Mỗi cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nàng một nét buồn. Và nàng Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ tả cảnh ngụ tình
Bài 2:
a) Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ nguyên nhân nào
=>Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giáo tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khách quan quan trọng hơn
- Người nói muốn gây sự chú ý, đề nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó
b) Suy nghĩ của họa sĩ trong đoạn trích sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao họa sĩ lại nghĩ như thế
Họa sĩ nghĩ thầm: "khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kiệp quét dọn, chưa kịp gấp chăn chẳn hạn". Ông ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa ... (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
=>Trên chuyến xe khách đi Lào Cai , bác lái xe trò chuyện với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư mới ra trường . Chiếc xe dừng lại lấy nước và nghỉ ngơi , bác lái xe giới thiệu với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ về một người “Cô độc nhất thế gian” , đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của anh , ông hoạ sĩ đã phác hoạ bức chân dung anh thanh niên . Sau cuộc trò chuyện âý ,cô kĩ sư càng thấy vững tin hơn vào quyết định lên nhận công tác ở miền núi của mình . Họ chia tay trong niềm xao xuyến , bâng khuâng với lời hẹn của ông hoạ sĩ nhất định sẽ trở lại Sa Pa .
4
1
Bạch Ca
17/01/2018 21:19:27
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Nhớ chàng Kim rồi Kiều xót thương cha mẹ. Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách: "hôm mai", "cách mấy nắng mưa", các thi liệu, điển cố" văn học Trung Hoa như: "sân Lai", "gốc tử" và thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", đặc biệt hình ảnh mẹ già "tựa cửa hôm mai" đợi chờ, trông ngóng đứa con lưu lạc quê người đã cực tả nỗi nhớ thương cha mẹ, nỗi đau buồn của đứa con gái đầu lòng không thể, không được chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, khi song thân đã già yếu, khi "gốc tử đã vừa người ôm”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư