Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

4 trả lời
Hỏi chi tiết
15.545
86
22
Jing Yi Haeng
25/01/2018 18:07:25
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ mà cha ông ta đúc rút kinh nghiệm, nó có ý nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng biết ơn, tôn trọng những người đã có công lao tạo nên cuộc sống của mình hiện nay. Uống nước nhớ nguồn là đạo lý được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
80
16
Jing Yi Haeng
25/01/2018 18:13:07
Ca dao tục ngữ là một kho sách phong phú và sâu sắc của dân tộc Việt Nam . Đó là những lời khuyên dăn, dạy bảo, là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân sử thế mà cha anh muốn gửi gắm đến thế mai sau. Trong đó đạo lý làm người được nhắc đến nhiều hơn cả và một trong những câu tục ngữ thể hiện rõ nét điều đó chính là câu: Uống nước nhớ nguồn. Câu tục ngữ dạy chúng ta phải biết ơn đến những ai đã mang đến cho chúng ta thành quả mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý rất dễ hiểu đối với những người con sinh ra trên nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Chúng ta có thể hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trên rằng không có nước thì cây cối không thể sinh sôi phát triển, không có nước không thể cày cấy, thu trái ngọt hoa thơm. Không có nước thì con người ta không thể nấu nướng và tồn tại, vì vậy nước là “trái ngọt” mà thiên nhiên ban tặng cho ngon người. Khi chúng ta hiểu được điều đó, hưởng thụ những điều đó thì chúng ta cần nhớ đến nơi sinh ra nước đó chính là “nguồn”.
Vậy thì “uống nước” chính là hình tượng dùng để ám chỉ việc hưởng thụ thành quả còn “nhớ nguồn” chính là việc tri ân, nhớ ơn đến những đã giúp đỡ chúng ta được hưởng những thành quả đó.
Con người ta sinh ra có tổ tông, như cây có cội như sông có nguồn. Không có thành quả nào tự nhiên có cho chúng ta để hưởng thụ. Mà đó là kết quả lao động, là máu, xương, thịt của những thế hệ cha anh. Vì vậy, khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào thì chúng ta cần phải nhớ về nguồn cội, về những người đã cống hiến vì thành quả chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, việc đền ơn báo đáp là việc mà chúng ta nên làm và phải làm.
Điều đầu tiên để thể hiện tấm lòng nhớ về nguồn cuội của mình đó chính là thực hiện ngay trong cách hành sử, cử chỉ trong cuộc sống hàng ngày. Đó là việc nhớ ơn đến những người gần gũi thân yêu với bạn ngay từ khi bạn cất tiếng khóc chào đời đó là: Cha mẹ, ông bà…đó là những người đã dành hết cả cuộc đời để hi sinh cho bạn vun đắp tương lại và những thành công cho bạn ngày hôm nay. Vì vậy, bạn cần phải yêu thương, nhớ ơn đến các đấng sinh thành
Rồi đó chính là, những người thấy, người cô đã dạy cho bạn con chữ đã rèn rũa bạn từ những viên ngọc thô ráp thành những viên ngọc sáng bóng. Là người đã mang đến cho bạn những kiến thức quý giá để bạn có thể đương đầu và vượt qua mọi thử thách khó khăn của cuộc đời.
Và suy rộng ra đối với một dân tộc có 4000 năm dựng nước và giữ nước như dân tộc Việt Nam. Thì việc nhớ ơn đến cuội nguồn là điều không thể quên. Chúng ta có 1000 năm bắc thuộc, bao nhiêu năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, nên hòa bình, tự do hành phúc mà chúng ta đã và đang hưởng ngày hôm nay chính là tuổi thanh xuân là tính mạng của các thế hệ cha anh. Dù chiến tranh đã lùi xa những con người vĩ đại đó đã về với đất Mẹ thân yêu. Nhưng những người đang hưởng thành quả ngày hôm nay chúng ta vẫn cần phải biết ơn và hướng về họ với những tấm lòng thành kính nhất.
Nhắm nhớ ơn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đảng và nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày thương binh liệt sỹ. Ngày mà cả dân tộc ta cúi đầu nhớ về những người con đã ngã xuống vì dân tộc. Và chúng ta chũng đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương bình liệt sỹ nhắm giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống cũng như thể hiện, duy trì truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống này còn được thể hiện đơn sơ ở những nén hương thơm trên bàn thơ tổ tiên. Ở những ngày cũng giỗ ông bà, ở việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp ngày tết Nguyên Dán, ngày tảo mộ.
Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau qua nhiều thế hệ. Từ đó những đạo lý tốt đẹp sẽ được gìn giữ muôn đời và tạo nên sức mạnh của dân tộc. Ngược lại nếu chúng ta không biết ơn ghi nhớ thì chúng ta sẽ chỉ là những kẻ vong ân bội nghĩa, các đức tính tốt đẹp và thành công chúng ta có được sẽ chẳng có nghĩa lý gì trong cuộc sống này .Ngày nay, khi trước một xã hội mở với nhiều thói hư tật xấu xâm nhập chúng ta đau lòng trước những tin như con bỏ rơi mẹ, con giết mẹ, cô gái ngồi lên bia mộ chụp ảnh… thì việc gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn lại càng cần được bảo tồn và phát huy.
Với những hình ảnh đơn sơ mộc mạc các thế hệ cha anh đã dạy chúng ta đạo lý làm người thật sâu sắc và ý nghĩa. Những đạo lý này đã được ươm mầm trong mỗi tâm hồn người Việt qua những câu hát ru của mẹ của bà, và chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó để nó trưởng thành và mãnh mẽ hơn trong con người ta.
 
33
16
Quỳnh Anh Đỗ
25/01/2018 19:51:00

Từ xưa đến nay truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây luôn là nét văn hóa được gìn giữ và phát triển. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, ghi nhớ công ơn và hướng về quá khứ là điều nên có. Chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thống này để tạo sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ cũng như giữa mọi người với nhau.

Uống nước nhớ nguồn là một câu tuc mà cha ông ta đúc rút kinh nghiệm, nó có ý nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng biết ơn, tôn trọng những người đã có công lao tạo nên cuộc sống của mình hiện nay. Uống nước nhớ nguồn là đạo lý được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người.

Biểu hiện của lòng thành kính, biết ơn, nhớ về nguồn cội rất phổ biến, ngay trong mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của bạn.

Đất nước chúng ta đã phải trải qua 4000 năm đô hộ của phương Bắc, bao nhiêu năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những mất mát, hi sinh và nhiều hậu quả sau chiến tranh vẫn còn nặng nề cho đến ngày hôm nay. Cha ông ta đã phải đánh đổi cả mạng sống, tuổi thanh xuân, những ước mơ còn dang dở để mang lại sự hòa bình thống nhất cho dân tộc. Công lao đó quá vĩ đại và cần được trân trọng. Những lớp người đi sau đang thừa hưởng công sức và xương máu đó. Chúng ta cần hướng về cội nguồn, hướng về những người đã khuất để tưởng nhớ, biết ơn với tấm lòng thành kính nhất. Dù họ đã về với đất mẹ nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của những người ở lại.

Hằng năm cứ vào dịp 27/7, đất nước ta đều tổ chức ngày lễ long trọng để tưởng nhớ công lao những người anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập dân tộc và thăm hỏi, tặng quà những thương binh, gia đình có công với cách mạng. Đây là một biểu hiện của lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn mà nhân dân ta đã bảo tồn và gìn giữ.

Mỗi một người sinh ra đều có ba mẹ, họ là những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Ba mẹ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để mang đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho đứa con của họ. Sự hi sinh thầm lặng ấy những người con không bao giờ có thể trả hết. Nhưng chúng ta vẫn thể hiện lòng thành kính, biết ơn bằng cách học hành chăm chỉ, giúp đỡ những việc nhỏ. Sau này thành tài phụng dưỡng ba mẹ già, chăm lo cho ba mẹ những năm tháng cuối đời.

Cha ông ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng chính là sự thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người có công lao đối với mình.

Lòng biết ơn sẽ tạo nên tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Lòng biết ơn cần xuất phát từ trái tim của mình, như thế mới bày tỏ được lòng thành kính thiêng liêng nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những người không có lòng biết ơn đối với quá khứ, với người có công ơn sinh thành và nuôi dưỡng. Như thế chúng ta đang tự đẩy bản thân mình ra xa khỏi cuộc đời của họ. Những năm gần đây tình trạng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc về già đang rất nhiều. Họ có quyền được chăm sóc và con cái có trách nhiệm phải phụng dưỡng họ. Nhưng trên các báo đài chúng ta vẫn đau lòng khi đọc những tin “Con cái bỏ rơi cha mẹ…”. Thực trạng này thật đáng buồn và đang lên án.

Khi sống không biết nhớ về cội nguồn, không có tấm lòng biết ơn thì cuộc sống chúng ta chẳng có ý nghĩa gì. Những gì chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay có máu và nước mắt của những người đi trước.

Đối với thế hệ trẻ thì tinh thần và truyền thống này cần phải phát huy để họ ý thức được điều mình nên làm như thế nào. Phát động các phong trào tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi các gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn…Đó là những hành động thiết thực nhất.

Bối Vui vẻ
Bài văn thì thấy chưa mạch lạc lắm :>
8
2
NoName.806663
21/04/2020 11:20:21
Hasaki (ys)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k