Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Việc phân chia sinh vật thành các giới tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các thời kỳ. Vào thế kỷ XVIII, chỉ dựa trên tiêu chí dễ quan sát về hình thái giải phẩu của các cơ quan bộ phận của cơ thể, Cac Linê – ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả các sinh vật thành 2 giới là giới Thực vật và giới Động vật.
- Đến thế kỷ XIX, khi phát hiện ra các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật; các nhà sinh học đã xếp vi khuẩn, tảo và nấm vào giới Thực vật và xếp nguyên sinh động vật vào giới Động vật.
- Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu về cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh dưỡng đã xếp các sinh vật thành 4 giới: giới Vi khuẩn (gồm vi khuẩn), giới Nấm, giới Thực Vật (gồm tảo và thực vật) và giới Động vật (gồm nguyên sinh động vật và động vật).
- Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới do nhà sinh thái người Mỹ Oaitâykhơ (R.H.Whitaker) đề xuất đã được công nhận rộng rãi.
5 giới sinh vật Đặc điểm\Giới | Giới Khởi sinh | Giới Nguyên sinh | Giới Nấm | Giới Thực vật | Giới Động vật |
Đặc điểm cấu tạo | - Tế bào nhân sơ. - Đơn bào. | - TB nhân thực. - Đơn bào, đa bào. | - TB nhân thực. - Đa bào phức tạp | - TB nhân thực. - Đa bào phức tạp. | - TB nhân thực. - Đa bào phức tạp. |
Đặc điểm dinh dưỡng | - Dị dưỡng - Tự dưỡng | - Dị dưỡng. - Tự dưỡng | - Dị dưỡng hoại sinh. - Sống cố định | Tự dưỡng quang hợp. - Sống cố định | - Dị dưỡng - Sống chuyển động |
Các nhóm điển hình | - Vi khuẩn | - ĐV đơn bào, tảo, nấm nhầy | - Nấm | - Thực vật | - Động vật |
Nhận xét- Về cấu tạo: từ đơn giản (nhân sơ, đơn bào) đến phức tạp (nhân thực, đa bào phức tạp)
- Có sự phân hóa và chuyên hóa cao dần
- Hoàn thiện dần về phương thức dinh dưỡng.
+ Giới Nguyên sinh cơ thể có 1 tế bào thực hiện mọi chức năng.
+ Giới Thực vật có các cơ quan chuyên hóa cao như rễ, thân, lá, …
Hệ thống phân loại
5 giới thể hiện sự tiến hóa của sinh vật, sinh vật xuất hiện sau hoàn thiện hơn sinh vật xuất hiện trước nó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới ánh sáng của sinh học phân tử người ta đề nghị một hệ thống phân loại gồm
3 lãnh giới.
Theo sơ đồ phân loại 3 lãnh giới thì giới Khởi sinh được tách thành 2 lãnh giới là
lãnh giới vi khuẩn và
lãnh giới vi sinh vật cổ.
Lãnh giới thứ 3 là
lãnh giới sinh vật nhân thực bao gồm các giới Nguyên sinh, Thực vật, Nấm, Động vật thuộc nhóm tế bào nhân thực. Còn giới vi khuẩn và giới vi sinh vật cổ thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc điểm như về cấu tạo thành tế bào và hệ gen. Vi khuẩn có thành tế bào là chất peptidoglican, hệ gen của chúng không chứa intron (intron là đoạn nucleotit được phiên mã nhưng không được dịch mã), còn VSV cổ có thành tế bào không phải peptidoglican, trong hệ gen có chứa intron. Vi sinh vật cổ sống trong điều kiện môi trường rất khắc nghiệt về nhiệt độ, độ muối, phương thức dinh dưỡng rất đa dạng. Về mặt tiến hóa thì giới vi sinh vật cổ đứng gần với sinh vật nhân thực hơn so với giới vi khuẩn.