Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hoạt động của Quốc tế II
Đại hội công nhân quốc tế họp ở Pa-ri ngày 14-7-1889 là Đại hội thành lập một tổ chức quốc tế mới - Quốc tế xã hội chủ nghĩa (quốc tế II).
Đại hội đã thảo luận những vấn đề:
Hoạt động hợp pháp của giai cấp công nhân; thủ tiêu đội quân thường trực; lấy ngày 1-5 làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân; đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị..,
Đại hội ra nghị quyết khẳng định rằng chủ nghĩa cộng sản khoa học là cơ sở tư tưởng của phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết chỉ rõ: ''Sự nghiệp giải phóng lao động và toàn thể nhân loại chỉ có thể đạt được do giai cấp vô sản đã được tổ chức lại, với tư cách là một giai cấp, trên phạm vi quốc tế; giai cấp ấy phải giành lấy chính quyền để thực hiện việc tước đoạt tư sản và biến tư liệu sản xuất thành sở hữu công cộng''.
Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường đấu tranh chính trị và tăng cường phong trào công nhân, đồng thời cho rằng cuộc đấu tranh hợp pháp, không phải là mục đích mà chỉ là điều kiện để thực hiện mục đích giải phóng cho giai cấp vô sản. Đó là biện pháp để nâng cao trình độ giác ngộ, trình độ văn hoá của giai cấp công nhân. Mục đích cuối cùng của giai cấp công nhân là giành lấy chính quyền, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Bọn vô chính phủ kịch liệt phản đối giai cấp công nhân đấu tranh chính trị và phủ định việc lợi dụng Quốc hội để đấu tranh hợp pháp. Cuộc đấu tranh chống phái vô chính phủ trở thành nhiệm vụ quan trọng của Quốc tế II. Đại hội đã thông qua nghị quyết về vấn đề thủ tiêu quân đội thường trực và vấn đề vũ trang toàn dân, Nghị quyết đã nhấn mạnh mối liên hệ trực tiếp giữa chiến tranh với sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
Sự bảo đảm tốt nhất để thủ tiêu hoàn toàn chiến tranh chính 1à sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề quân thường trực và thủ tiêu quân đội thường trực được Đại hội thảo luận rất sôi nổi. Về đấu tranh kinh tế, nghị quyết của Đại hội đề ra phải đấu tranh rộng rãi vì lợi ích bức thiết của giai cấp công nhân: yêu sách đòi ngày làm việc 8 giờ, tăng lương cho công nhân, hủy bỏ chế độ trả lương bằng hiện vật là nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Nhằm biểu dương sức mạnh đoàn kết của giai cấp công nhân, Đại hội quyết định lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày hội truyền thống của giai cấp công nhân - Ngày Quốc tế lao động. Đại hội còn tiếp tục nêu những yêu sách mà trước đây Quốc tế đã nêu ra và đòi cho công đoàn quyền tự do, kêu gọi giai cấp công nhân gia nhập các đảng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giành chính quyền.
Đại hội thành lập Quốc tế II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) ở Pa-ri năm 1889 có ý nghĩa lịch sử quan trọng đặc biệt, khôi phục được tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân, tiếp tục gương cao ngọn cờ đấu tranh cho sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội.
Sau Đại hội Pari, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục trên thế giới, thu hút hàng chục vạn người tham gia.
Đại hội II (Brúcxen, tháng 8/1891)
Đại hội Brúcxen chú ý nhiều đến việc xác định con đường đấu tranh vì quyền lợi hàng ngày của giai cấp công nhân, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh vì quyền lợi trước mắt với cuộc đấu tranh cho mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân. Nghị quyết của Đại hội chỉ rõ: Đứng trên cơ sở các cuộc đấu tranh giai cấp và tin chắc rằng sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân không thể thực hiện được nếu không thủ tiêu sự thống trị giai cấp''. Nghị quyết kêu gọi công nhân toàn thế giới hãy thống nhất những nỗ lực của mình chống lại sự thống trị của các đảng của bọn tư bản và ở những nơi công nhân có quyền chính trị thì hãy sử dụng các quyền đó để giải phóng mình khỏi chế độ nô lệ làm thuê''.
Đại hội cũng khẳng định bãi công là một trong những phương tiện quan trọng nhất và có hiệu quả nhất của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Lần đầu tiên nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt và nguy cơ chiến tranh được đưa ra thảo luận rộng rãi tại diễn đàn của tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân.
Nhằm chống lại chiến tranh và âm mưu gây ra chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc, Đại hội đã chính thức ra nghị quyết vạch rõ mối liên hệ trực tiếp giữa chủ nghĩa quân phiệt với chủ nghĩa tư bản, chỉ rõ nguồn gốc sâu xa của nó và nhấn mạnh rằng chỉ có xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa mời thủ tiêu tận gốc nạn người bóc lột người, mới xoá bỏ được nguồn gốc chiến tranh, xoá bỏ được chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
Nghị quyết Đại hội Brúcxen đã đặc biệt nhấn mạnh rằng giai cấp vô sản phải sử dụng tất cả các phương tiện tuyên truyền và cổ động nhằm mục đích đòi thi hành những đạo luật về bảo hộ 1ao động đã được thông qua ở một số nước.
Đại hội III (Duyrích, tháng 8/1893)
Lần này, phái vô chính phủ lại tới dự Đại hội và ra tuyên bố cũng hoạt động chính trị. Phái vô chính phủ lấy việc ám sát vua Alếchxăng II làm ví dụ và coi đó là hoạt động chính trị và đòi được tham gia Đại hội.
Những người mác xít buộc phải đề nghị ghi thêm vào nghị quyết lời bàn về tiêu chuẩn hoạt động chính trị. Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ: ám sát là hoạt động khủng bố cá nhân, không phải là hoạt động chính trị. Căn cứ vào điểm giải thích bổ sung, Đại hội không chấp nhận quyền đại biểu hợp pháp của phái vô chính phủ.
Đại hội Duy rích cũng ra lời kêu gọi giai cấp vô sản quốc tế hãy không ngừng và kiên quyết phản đối âm mưu gây chiến tranh. Đại hội đề nghị rất cụ thể đối với các nghị sĩ xã hội chủ nghĩa cần bỏ phiếu có nguyên tắc chống ngân sách chiến tranh, đòi giảm chi phí cho đội quân thường trực và xoá dần đội quân thường trực.
Trong khi đặt vấn đề đấu tranh nghị trường, Đại hội nhắc lại luận điểm có tính nguyên tắc của Mác là chỉ có hoạt động chính trị mới là phương tiện để đi đến giải phóng giai cấp vô sản. Giai cấp công nhân các nước phải chọn hình thức đấu tranh chính trị và kinh tế - xã hội để tập hợp lực lượng và phát triển phong trào.
Đại hội đã thảo luận về vấn đề công đoàn, hình thức hoạt động công đoàn và sự cần thiết phải tăng cường các mối liên hệ quốc tế của tổ chức này. Đại hội ra nghị quyết đặc biệt, kêu gọi thành lập ở tất cả các nước những liên hiệp công đoàn toàn quốc và đề nghị triệu tập các hội nghị quốc tế theo ngành.
Đại hội Duyrích đã thảo luận về việc kỷ niệm ngày 1-5. Các lãnh tụ Đảng Xã hội - Dân chủ Đức đã đồng ý với đại biểu công đoàn Anh đề nghị chuyển ngày hội hàng năm của công nhân và ngày chủ nhật đầu tháng 5 để tránh được sự tổn thương mối quan hệ giữa chủ và thợ. Điều đáng phê phán hơn là một số lãnh tụ mác xít đã đồng ý sửa đổi bản dự thảo Nghị quyết ''Thủ tiêu sự phân biệt giai cấp bằng con đường cách mạng xã hội'', thay cách mạng xã hội bằng cải tạo xã hội. Thay thế hai chữ đó có nghĩa là chỉ hạn chế phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở phạm vi hợp pháp, đoạn tuyệt với phương pháp đấu tranh cách mạng.
Nghị quyết Đại hội Duyrích được bổ sung thêm việc xác định con đường đấu tranh vì các quyền lợi hàng ngày của giai cấp công nhân với mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân: giai cấp vô sản phải giành chính quyền và cần phải tổ chức giai cấp công nhân để đạt được ''mục tiêu cách mạng của phong trào xã hội chủ nghĩa - triệt để cải tạo xã hội hiện tại về kinh tế, chính trị và đạo đức''.
Đại hội IV (Luân Đôn, tháng 7/1896)
Ở đại hội này, vấn đề thuộc địa lần đầu tiên được đề cập và đưa ra thảo luận. Các lãnh tụ của các đảng công nhân cho rằng cần lên án chính sách thuộc địa của chủ nghĩa tư bản vì bất cứ lý do nào, chủ nghĩa thực dân chỉ là nhằm mở rộng khu vực bóc lột tư bản, phục vụ lợi ích giai cấp tư sản. Đại hội lên án bọn vô chính phủ và đuổi chúng ra khỏi Quốc tế II, đặt chúng ra ngoài hàng ngũ phong trào công nhân có tổ chức. Ăngghen tham gia Đại hội Luân Đôn, Người đã vạch trần bộ mặt thật của bọn vô chính phủ là kẻ phá hoại phong trào công nhân.
Đại hội Luân Đôn đã nêu ra vấn đề ruộng đất. Về vấn đề này, các lãnh tụ quốc tế II đã có thái độ lập lờ, thả nổi cho các đảng tự giải quyết. Điều đó có nghĩa 1à họ muốn né tránh đụng chạm tới quyền lợi của giai cấp tư sản và bọn địa chủ đang nắm quyền.
Vấn đề ruộng đất tuy còn được đề cập đến trong nhiều đại hội sau, song các lãnh tụ Quốc tế II không hiểu vấn đề nông dân có quan hệ mật thiết đến sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì thế mà các đảng công nhân châu Âu không đưa ra được ý kiến nào rõ ràng về vấn đề ruộng đất.
Đại hội đã loại bỏ bọn vô chính phủ ra ngoài hàng ngũ công nhân có tổ chức nhưng lại để cho nhóm ''Xã hội độc lập'' Pháp, đứng đầu là Minrơlăng, tham dự Đại hội, mặc dù nhóm đó không đại diện cho Đảng Xã hội Pháp, cũng không đại điện cho tổ chức công đoàn nào. Đó là sự mở cửa cho bọn cơ hội dễ dàng chui vào hoạt động trong phong trào công nhân.
Nghị quyết Đại hội Luân Đôn chỉ rõ: Không giành được chính quyền và không xã hội hoá được tư liệu sản xuất thì giai cấp vô sản chỉ có thể làm giảm bớt sự bóc lột chứ không thủ tiêu được sự bóc lột. Nghị quyết còn nhấn mạnh rằng giai cấp vô sản phải sử dụng mọi phương tiện đấu tranh để thực hiện mục tiêu cuối cùng. Nghị quyết rất chú ý đến sách lược hoạt động tại nghị viện cũng như vấn đề khả năng và điều kiện thoả hiệp vời các đảng tư sản. Song, nghị quyết không cho phép thoả hiệp phá hoại các nguyên tắc hoặc tính độc lập của các đảng xã hội chủ nghĩa và nhấn mạnh rằng phải có chính sách độc lập đôi với tất cả các đảng tư sản.
Đại hội V (Pari, năm 1900)
Tại Đại hội Pari, vấn đề thuộc địa lại được đưa ra thảo luận và trở thành một trong những vấn đề chính của Đại hội. Trong bối cảnh đã xảy ra các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên, Đại hội Pa-ri năm 1900 đã có quyết nghị đúng đắn, lên án chính sách thuộc địa của các nước đế quốc kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới đấu tranh chống lại những cuộc chiến tranh ăn cướp và kêu gọi thành lập các đảng xã hội chủ nghĩa ở các thuộc địa và thống nhất hành động với các đảng ấy.
Các lãnh tụ cơ hội - xét lại trong Quốc tế II đã tỏ ra rất gắn bó vời quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc. Họ đã công khai ủng hộ chính sách nô dịch dân tộc của chủ nghĩa đế quốc, chống lại nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, về quyền đấu tranh vì độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức.
Đại hội Pari năm 1990 đã thảo luận về vấn đề hòa bình, về chủ nghĩa quân phiệt, về lực lượng vũ trang thường trực .. Đại hội nhất trí thông qua nghị quyết nêu rõ nguy cơ chiến tranh đã có tính chất thường xuyên, chiến tranh quân phiệt đã trở thành hình thức mới nhất trong đời sống chính trị thế giới. Sau khi nhắc lại những yêu sách trước đây như bãi bỏ đội quân thường trực, thành lập tòa án quốc tế, bản thân nhân dân trực tiếp giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình. Nghị quyết kêu gọi những người xã hội chủ nghĩa hãy kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt và đẩy mạnh công tác giáo dục, tổ chức chống chủ nghĩa quân phiệt.
Đại hội năm 1900 đã thành lập Ban Chấp hành và Ban Thư ký với tính cách là Cục Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Được sự nhất trí của các đảng lớn nhất, Ban Chấp hành hoạt động chính thức vào năm 1901, đã ra tuyên bố và lời kêu gọi về nhiều vấn đề quốc tế, về việc ủng hộ phong trào công nhân của một số nước, chống tội ác của bọn phản động và bọn thực dân, về các cuộc biểu tình nhân dịp kỷ niệm ngày 1-5, chống chủ nghĩa quân phiệt v.v..
Về đấu tranh cho quyền lợi trước mắt của giai cấp công nhân, Đại hội Pa-ri đòi được quy định bằng pháp luật ngày làm việc 8 giờ đối với tất cả các nghề ở tất cả các nước, đòi thông qua đạo luật tiền công tối thiểu và bảo hộ đặc biệt cho lao động phụ nữ. Ở những nơi đã, áp dụng ngày làm việc 8 giờ phải tiếp tục đấu tranh để rút ngắn ngày làm việc lại.
Nghị quyết nhấn mạnh rằng đảng xã hội chủ nghĩa và công đoàn cần tổ chức các cuộc đấu tranh chung về kinh tế và chính trị. Nghị quyết bắt buộc những người dân chủ xã hội làm việc trong các cơ quan tự quản địa phương thì sử dụng các cơ quan đó để đấu tranh mở rộng các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống người lao động. Tuy nhiên, nghị quyết không trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa đấu tranh để cải thiện tình cảnh kinh tế xã hội của công nhân với việc chuẩn bị cho quần chúng làm cách mạng. Đó là kẽ hở để bọn cơ hội xuyên tạc nghị quyết.
Đại hội Pari đã không thừa nhận và không cho phép đảng viên của giai cấp vô sản tham gia nội các tư sản và khẳng định việc giành chính quyền của giai cấp công nhân nhất định thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Đại hội VI (Amxtecđam, năm 1904)
Đại hội có sự tham dự của đại biểu của 25 nước và 45 tổ chức công nhân, trong đó có 3 nước châu Mỹ, 2 nước ở châu Á và l nước ở châu Đại Dương. Đại hội đã thảo luận những nguyên tắc quốc tế của sách lược xã hội chủ nghĩa.
Đây là vấn đề mà những người mác xít phải đấu tranh gay gắt với bọn cơ hội - xét lại. Bọn xét lại cho rằng không cần thiết phải đưa ra nguyên tắc đó.
Trong tiểu ban dự thảo nghị quyết Đại hội, những người dân chủ - xã hội đóng vai trò chủ đạo. Thay mặt Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp, Gheđơ đã trình bày bản dự thảo nghị quyết mà cơ sở của nó là nghị quyết Đại hội Đrexđen của Đảng Dân chủ - Xã hội Đức nhằm chống đại chủ nghĩa xét lai, Dự thảo nghị quyết lên án “những mưu toan của bọn xét lại chủ nghĩa nhằm thay đối sách lược bách chiến bách thắng và đã được thử thách của chúng ta, dựa trên cơ sở đấu tranh giai cấp'' biến các đảng dân chủ - xã hội từ chỗ là những đảng cách mạng thành đảng cải lương.
Bản dự thảo nghị quyết nói đến tính chất gay gắt của những mâu thuẫn giai cấp và nhấn mạnh rằng giai cấp công nhân cần phải giành lấy chính quyền. Các đảng công nhân phải bác bỏ “bất cứ biện pháp nào nhằm duy trì chính quyền của giai cấp thống trị” đồng thời phải ra sức giải thích cho quần chúng biết mục tiêu cuối cùng của đảng dân chủ - xã hội và bảo vệ một cách kiên quyết lợi ích của giai cấp công nhân'' chống chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa thực dân, chống mọi sự bóc lột.
Dự thảo nghị quyết được đa số ủy viên trong tiểu ban ủng hộ, còn bọn cơ hội, xét lại và các phần tử thoả hiệp chống lại kịch liệt. Cuối cùng, với đa số phiếu áp đảo, Đại hội đã thông qua được nghị quyết do Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp trình bày.
Đại hội Amxtecđam đã giải quyết được vấn đề bãi công chính trị của quần chúng về cơ bản theo lập trường mác xít và đưa ra một phương thức đấu tranh mới trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
Một lần nữa Đại hội Amxtecđam đã xác nhận nghị quyết về ngày 1-5 đã được thông qua trước đây dưới khẩu hiệu vì lợi ích của giai cấp vô sản. Đại hội cũng đã nêu những yêu sách đòi cải thiện tình cảnh kinh tế - xã hội của người lao động, cụ thể là vấn đề bảo hiểm xã hội.
Đại hội Amxtecđam đã thông qua nghị quyết gắn cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm giành chủ quyền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm giành quyền thống trị về chính trị và chỉ rõ, những người dân chủ - xã hội chỉ có thể thực hiện được xã hội hoá tư liệu sản xuất sau khi đã giành được chính quyền. Vì vậy muốn chống lại các tổ chức độc quyền đang lũng đoạn, công nhân phải sử dụng lực lượng có tổ chức của mình với tính cách là phương tiện duy nhất để lật đổ chủ nghĩa tư bản.
Đại hội đã biểu thị sự phản đối của quốc tế chống chiến tranh, chống chủ nghĩa quân phiệt... bằng những cuộc biểu tình lớn phản đối cuộc chiến tranh Nga - Nhật.
Nghị quyết Đại hội đòi hỏi những người xã hội chủ nghĩa và công nhân phải thực sự là những người giữ vai trò chính trong việc giữ gìn hòa bình. Tất cả các nước phải dốc hết sức mình đấu tranh nhằm ngăn chặn mọi sự mở rộng chiến tranh.
Đại hội VII (Stútga, năm 1907)
Tại Đại hội Stútga, vấn đề thuộc địa trở thành vấn đề tranh luận sôi nổi nhất của Đại hội. Đây là đại hội đầu tiên của Quốc tế II mà Lê nin tham dự.
Cuộc thảo luận ở Đại hội về vấn đề thuộc địa là một cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa những người mác xít với bọn cơ hội - xét lại. Bởi vì bọn này đã ủng hộ công khai chính sách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, đối lập với chủ nghĩa Mác về vấn đề thuộc địa. Chúng ra sức bênh vực cho chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc coi đó là sự “khai hóa” cần thiết các nước lạc hậu là sự ''bảo hộ của các dân tộc văn minh'' đối với “các dân tộc không văn minh''.
Lênin dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Bônsêvích Nga đã kiên quyết vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn cơ hội - xét lại là những kẻ gieo rắc sự lừa dối về vai trò ''khai hóa” của bọn tư bản, áp bức bóc lột hàng triệu nhân dân các nước thuộc địa. Cuối cùng, nghị quyết do Lê nin và những người mác xít dự thảo được thông qua với 127 phiếu thuận và 108 phiếu chống.
Đại hội Stútga đã đấu tranh kiên quyết cho một nghị quyết đúng đắn về chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh đế quốc. Ở Đại hội đã có bốn bản dự thảo phản ánh những ý kiến phức tạp của Đại hội về vấn đề này. Đáng chú ý là bản dự thảo của Bê ben, đại biểu của Đảng Xã hội - Dân chủ Đức. Dự thảo nói rõ nguyên nhân của chiến tranh ở trong lòng xã hội tư bản, nguồn gốc của chiến tranh là hậu quả của cuộc cạnh tranh thị trường thế giới, nô dịch các dân tộc. Chiến tranh chỉ bị loại trừ khỏi đời sống xã hội khi chủ nghĩa tư bản bị thủ tiêu. Bên cạnh những quan điểm đúng đắn, bản dự thảo này cũng có nhược điểm là chỉ nhấn mạnh biện pháp đấu tranh nghị trường. Để khỏi phân tán lực lương, những người xã hội - dân chủ cánh tả không đưa ra nghị quyết riêng mà ủng hộ dự thảo của Bê ben. Nhưng Lê nin và lãnh tụ cánh tả trong Quốc tế II đã đề nghị sửa đổi một số điều trong bản dự thảo của Bê ben. Lê nin đề nghị bỏ đoạn văn nói về chiến tranh tự vệ và tấn công, đồng thời bổ sung nhiệm vụ của các đảng xã hội - dân chủ không chỉ là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hay chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng, mà còn sử dụng cuộc khủng hoảng do chiến tranh gây ra để làm cho giai cấp tư sản sụp đổ nhanh hơn''. Sau khi chấp nhận những đề nghị của Lê nin, bản nghị quyết đã được Đại hội thông qua.
Đại hôi VIII (Côpenhaghen, tháng 8/1910)
Với những cuộc xâu xé nhau kịch liệt giữa các thế lực đế quốc để xâm chiếm thị trường, chiến tranh thế giới trở thành điều khó tránh khỏi. Đại hội Côpenhaghen năm 1910 một lần nữa phân tích vấn đề đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh và chủ nghĩa quân phiệt. Ngoài việc khẳng định lại những luận điểm đã được thông qua ở Đại hội Stútga năm 1907, Nghị quyết Đại hội VIII còn nêu thêm nhiệm vụ phải kiên quyết chống ngân sách quân sự trong các nghị viện, đòi áp dụng chế độ trọng tài để xem xét các cuộc xung đột giữa các nước. Đại hội kêu gọi các đảng xã hội, các tổ chức công nhân các nước xuống đường biểu tình, đoàn kết chặt chẽ chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
Đa số lãnh tụ Quốc tế II bị ảnh hưởng lớn bởi chủ nghĩa cơ hội - xét lại đã không thi hành nghị quyết đúng đắn của Đại hội. Những người xã hội chủ nghĩa không hề tổ chức biểu tình đoàn kết khi cuộc chiến tranh giữa Italia và Thổ Nha Kỳ nổ ra năm 1911 - 1912, cũng như khủng hoảng lần thứ hai về vấn đề Ma rốc.
Trên thực tế, các đảng xã hội chủ nghĩa đã không thực hiện những nghị quyết đã được thông qua ở Đại hội Stútga và Côpenhaghen.
Đại hội IX (Balơ, năm 1912)
Trước nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần, Quốc tế II đã triệu tập Đại hội bất thường ở Balơ (Thụy Sĩ) năm 1912.
Mặc dù phần lớn các lãnh tụ Quốc tế II công khai ủng hộ chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, nhưng với sự kiên quyết đấu tranh của những người mác xít, Đại hội Balơ đã ra được bản tuyên ngôn có tính chất lịch sử của phong trào công nhân quốc tế kêu gọi công nhân các nước chống chiến tranh, đoàn kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh chống chủ nghĩa đế quốc. Tuyên ngôn Balơ đã cảnh cáo giai cấp tư sản rằng: ''Các chính phủ không được quên rằng trong tình hình hiện tại của châu Âu và sự giác ngộ của giai cấp công nhân, họ không thể nào gây ra chiến tranh mà lại không tạo nên mối nguy hiểm cho bản thân... Hãy nhớ rằng chiến tranh Pháp - Phổ 1870 - 1871 đã gây nên cuộc bùng nổ của Công xã, chiến tranh Nga - Nhật đã thức tỉnh phong trào cách mạng các lực lượng cách mạng nhân dân Nga”.
Tuyên ngôn Balơ có ý nghĩa cách mạng. Nhưng đối với các lãnh tụ cơ hội thì đó chỉ là bản tưyên ngôn trên giấy, không cần thực hiện. Những lãnh tụ cơ hội - xét lại đã chiếm được ưu thế trong Quốc tế II và chúng đã biến Quốc tế này trở thành công cụ chia rẽ giai cấp công nhân quốc tế, phản bội lại sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Phong trào công nhân Anh, Đức năm 1912, phong trào công nhân Pháp 1907 - 1913 đều không nhận được sự ủng hộ của các đảng công nhân và đảng xã hội - dân chủ...
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |