3.Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào?(5 Điểm)
A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.
B. Đánh Đại Việt
C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.
D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.
4.Mục đích của việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Công Uẩn?(5 Điểm)
A. Thăng Long có vị trí thuận lợi để phát triển đất nước
B. Thăng Long thuận lợi cho phòng thủ khi có giặc ngoại xâm
C. Thăng Long là quê hương của ông
D. Thăng Long có cảnh đẹp
5.Nhà Lý dời đô về đâu?(5 Điểm)
A. Hoa Lư
B. Hà Nội
C. Thăng Long
D. Cổ Loa
6.Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?(5 Điểm)
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
7.Bộ luật thời Lý là gì?(5 Điểm)
A. Gia Long
B. Hồng Đức
C. Hình luật
D. Hình thư
8.Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông” thời Lý?(5 Điểm)
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
9.“Vua chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc. Còn những người nông dân và thợ thủ công thì không phải nộp tô, thuế nặng nề mà còn bị đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở Bắc Kinh”. Đó là tình hình xã hội phong kiến Trung Quốc triều đại nào?(5 Điểm)
A. Thời Tần - Hán.
B. Cuối thời Đường.
C. Cuối thời Tống - Nguyên.
D. Cuối thời Minh - Thanh.
10.Lê Hoàn lên ngôi vua là do:(5 Điểm)
A. Lật đổ được triều Đinh.
B. Đánh bại được quân xâm lược Tống.
C. Ông có tài nên các tướng lĩnh và quân đội suy tôn lên làm vua.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
11.Tại sao quân Tống lại bị chặn ở bờ bắc sông Như Nguyệt ?(5 Điểm)
A. Quân ta có tướng giỏi Lý Thường Kiệt chỉ huy.
B. Quân ta đã chặn đánh ở cửa ải biên giới.
C. Quân ta có phòng tuyến ở bờ Bắc sông Như Nguyệt
D. Có phòng tuyến bờ Nam sông Như Nguyệt rất kiên cố.
12.Tôn giáo phổ biến nhất của Ấn Độ hiện nay là gì?(5 Điểm)
A. Đạo Phật.
B. Đạo Hin-đu.
C. Đạo Thiên Chúa.
D. Đạo Cao Đài.
13.Tại sao Ngô Quyền lên ngôi vua và bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc?(5 Điểm)
A. Muốn đối đầu với Trung Quốc
B. Muốn hưởng sự sung sướng
C. Muốn thể hiện quyền lực
D. Muốn nước ta là nước độc lập tự chủ.
14.Chúng ta học được gì qua cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt?(5 Điểm)
A. Đánh trước để chặn thế mạnh của giặc
B. Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu
C. Rút lui bảo toàn lực lượng
D. Ngày ẩn nấp đêm ra đánh
15.Tại sao các nhà sư thời Đinh-Tiền Lê được trọng dụng?(5 Điểm)
A. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
B. Số người được đi học rất ít, chủ yếu là các nhà sư.
C. Cả hai ý a và b đều đúng.
D. Cả hai ý a và b đều sai.
16.Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là(5 Điểm)
A. Đại Việt.
B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Ngu.
D. Đại Nam.
17.Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu?(5 Điểm)
A. Thăng Long
C. Hoa Lư
B. Phú Xuân
D. Đại La
18.Em có suy nghĩ gì vế các nhà phát kiến địa lý?(5 Điểm)
A. là những người dũng cảm muốn khám phá thế giới
B. là những người tham lam muốn tìm kho báu.
C. là những người đi xâm lược.
D. là những người tay sai của vua chúa châu Âu.
19.Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Đinh Tiên Hoàng?(5 Điểm)
A. Vì ông có công dẹp loạn 12 sứ quân
B. Để ông phù hộ
C. Vì ông có công đánh đuổi quân Tống
D. Vì ông có công đánh đuổi quân Nam Hán
20.Tại sao Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống(5 Điểm)
A. Dọa cho quân Tống sợ
B. Xâm lược nhà Tống
C. Thể hiện sự tài giỏi
D. Tiến công trước để tự vệ
21.Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào?(5 Điểm)
A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn.
B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều.
C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy.
D.Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.
22.Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?(5 Điểm)
A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
D. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt