Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (ước tính năm 2002).
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Tháng 8 – 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đó ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8 -1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 – 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 8 – 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 -10 -1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện (nay là Mi-an-ma) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng cửa phát xít Nhật.
Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á Lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam… Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7 – 1946), Miến Điện (1- 1948), Mã Lai (8 – 1957). Như thế cho tới giữa những Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dàn tộc…
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 – 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.
Trong thời kì này, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Như thế, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.
2)
Thời cơ :
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển
- Có thể mở rộng thị trường, xuất khẩu
- Được các nước bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khỏi Trung Quốc và các nước đang có ý định xâm chiếm nước ta.
- Có được cơ hội giao lưu văn hóa, học hỏi mở rộng vốn kiến thức
- Được hòa nhập với thế giới, đón nhận được nhiều thành tựu và cùng giúp nhau phát triển
- An ninh đảm bảo khu vực được nâng cao.
-Giai quyết được công ăn việc làm cho nhân dân
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ được nâng cao
Thách thức :
- Phải luôn phát triển, đuổi kịp với những phát triển của thế giới để không bị tụt hậu
-Có nguồn nhân công lao động ít, trình độ chuyên môn chưa cao
-Vì phải tiếp nhận văn hóa thế giới nên rất dễ bị hòa tan
- Cạnh tranh căng thẳng giữa các nước trong khu vực và các nước trên thế giới
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |