Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về ... - Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.132
0
0
Bạch Tuyết
07/04/2018 14:15:53

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em."

Bài làm

   "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em" là văn bản trích trong " Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp tại Liên hợp quốc vào ngày 30 tháng 9 năm 1990.

   Văn bản được trích lục ở đây gồm có 17 điều:

   - Điều 1 và điều 2: lời kêu gọi

   - 5 điều tiếp theo (3-7): sự thách thức

   - 2 điều tiếp theo (8-9): cơ hội

   - 8 điều còn lại ( 10-17): nhiệm vụ

   Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi mở đầu hướng về những ai, và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực trạng, tình trạng sống, còn, đau khổ…của trẻ em thế giới. Hai điều cơ bản chỉ ra hoàn cảnh xã hội và lịch sử thuận lợi. Phần nhiệm vụ là nội dung chính của bản tuyên bố. Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.

   Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi "khẩn thiết" hướng tới "toàn thể nhân loại" vì mục đích " hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn" ( Điều 1). Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu gọi. Đó là tất cả trẻ em trên thế giới, một lớp người " đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc". Lớp người nhỏ tuổi ấy cần " phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển". Hòa bình, ấm no, hạnh phúc là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân đạo được thể hiện rất rõ ràng và vô cùng sâu sắc.

   Năm điều tiếp theo nói về sự thách thức, phản ánh thực trạng, điều kiện sống của tuổi thơ trên thế giới. Vô số trẻ em phải chịu bao nhiêu "nỗi bất hạnh", là " nạn nhân" của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu chịu cảnh tị nạn, tàn tật… bị "đối xử tàn nhẫn và bóc lột" (Điều 4).

   Có hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, chậm phát triển sống trong đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân chính là do " tác động nặng nề của nợ nước ngoài" hoặc tình hình kinh tế " không có khả năng tăng trưởng" (Điều 5).

   Điều 6 nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy( Điều 6).

   Văn bản không chỉ nêu lên thực trạng của trẻ em thế giới, mà còn nói lên nguyên nhân. Nhưng không hề đụng chạm tới quốc gia nào. Đó là tính pháp lí thể hiện một cách viết sâu sắc, tế nhị.

   Phần cơ hội chỉ có hai điều. Sự liên kết của các nước và " Công ước về quyền trẻ em" đã tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em "được sự tôn trọng" ở khắp các nơi trên thế giới.( Điều 8)

   Bầu không khí chính trị quốc tế được "cải thiện" (cuộc chiến tranh lạnh được phá bỏ), sự hợp tác và đoàn kết quốc tế(khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường,…), giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em (Điều 9).

   Những cơ hội ấy đã được tận dụng trong 15 năm qua, làm cho sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.

   Phần nhiệm vụ có tám điều (10-17)

   - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em; cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh (Điều 10).

   - Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. (Liên hệ: hàng chục vạn trẻ em ở nước ta bị chất độc màu da cam trong chiến tranh…- Điều 11).

   - Tăng cường vai rò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu: các em gái cần được bình đẳng (Điều 12).

   - Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở (Điều 13).

   - Bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để trẻ em lớn khôn và phát triển (Điều 14).

   - Cần tạo cho trẻ em một môi trường sống, một xã hội tự do để trẻ em có nơi nương tựa an toàn, được khuyến khích tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (Điều 15).

   - Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các nước, tìm ra giải pháp "nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền" cho vấn đề nợ nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

   Đọc văn bản "Tuyên ngôn thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em" chúng ta mới cảm thấy ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và toàn thế giới. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai", những câu khẩu hiệu ấy trở nên thân thiết với mọi người.

   Trong điều kiện được xã hội quan tâm săn sóc, mỗi thiếu niên nhi đồng trên mọi miền đất nước ta phải phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k