LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về văn hóa giao thông của học sinh hiện nay

4 trả lời
Hỏi chi tiết
36.456
120
36
Tâm Tằm
13/02/2017 09:49:41
Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Vì lứa tuổi này đa phần các em đã tự tham gia di chuyển với các phương tiện giao thông với đủ chủng loại xe trên đường.
Chúng ta không còn lạ khi hằng ngày bắt gặp hình ảnh các em học sinh trung học cơ sở sử dụng xe gắn máy, thiếu an toàn, thậm chí thiếu ý thức trong tham gia giao thông, nghiêm trọng, như: không đội mũ bảo hiểu hoặc đội thì không đúng quy định (không cài quay nón), chạy hàng hai, hàng ba …trong cách hành xử khi tham gia giao thông trên đường của các em càng phải làm cho chúng ta suy nghĩ!? khi có sự việc đáng tiếc, va vẹt trên đường thì các các em xử lý với nhau làm chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, thay vì “xin lỗi” vì sự cố thì các em lại chọn cách hành xử là dùng “nấm đấm” với nhau, có những vụ việc rất là nhỏ nếu các em xử lý với nhau một cách có “văn hóa”, đúng pháp luật thì không có chuyện gì? nhưng cách hành xử không văn hóa, có những vụ việc chỉ vì va vẹt giao thông nhẹ trở thành một vụ án nghiêm trọng xuất phát từ cách hành xử thiếu văn hóa như thế!

Mỗi khi đánh xe ra đường, chúng ta không khỏi hoảng sợ khi một số thanh niên mới lớn phóng xe vô cùng bạt mạng. Họ đi nhanh như một tia chớp, chẳng cần đội mũ bảo hiểm, thậm chí đèo ba, bốn lạng lách đánh võng làm huyên náo cả một khu phố. Tối đến dạo chơi trên phố mới thấy nỗi kinh hoàng của giới trẻ hôm nay. Dọc đường Quang Trung, Hồ Tùng Mậu, Minh Khai, Trường Thi, Lê Duẩn, Quốc lộ 32… hàng trăm thanh thiếu niên đi xe tay ga, phân khối lớn tỏ vẻ “iêng hùng” lạng lách giữa bàn dân thiên hạ và chúng coi đó như là thể hiện “cá tính”.Ngoài ra, khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, chúng ta cũng rất dễ bắt gặp vô vàn những chiếc xe gắn máy, do giới trẻ điều khiển dán nhãn mác, màu sắc nhem nhuốc khắp thân xe như các loại tem: rồng, phượng, hoa hoè… Thậm chí một số bộ phận còn tự ý thay đổi màu xe, lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ôtô, còi hú trái quy định lại còn đùa giỡn ngay gây mất trật tự trên các tuyến đường. Điều đáng báo động là khi giới trẻ tham gia giao thông đường bộ có ý thức chấp hành giao thông kém. Theo thống kê chưa đầy đủ trong 3 tháng đầu năm đã có gần 500 trường hợp thanh thiếu niên vi phạm Luật giao thông đường bộ. Đặc biệt, một số đối tượng vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ khi bị thu xe thì tỏ thái độ thách thức lại đối với lực lượng công an…

​Thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những việc làm cụ thể như: Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng điện thoại, ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều “Tuyến đường văn hóa giao thông”; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
136
23
Trần Thanh Thảo
13/02/2017 11:04:37
Đã từ lâu, an toàn giao thông là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây số tai nạn giao thông đã xãy ra càng nhiều, tỉ lệ tử vong tăng rất nhanh. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ có suy nghỉ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông? Do đó chúng ta phải cần xây dựng văn hóa giao thông.

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay ta thấy rằng các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, số lượng ngày càng tăng. Bây giờ 16 tuổi đã được chạy xe đạp điện, xe máy điện. Các bạn thân mến, xe đạp điện và xe máy điện rất có ít cho học sinh, sinh viên vì các lợi ít như: không cần nhiên liệu, không tốn sức đạp,... Đặc biệt xe đạp điện làm giảm thiểu tai nạn giao thông, cho học sinh, sinh viên yên tâm hơn khi đi bằng xe đạp điện, xe máy điện. Ngoài việc chấp hành những quy định giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải có văn hóa giao thông cần biết thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những đối tượng tham gia giao thông như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người tàn tật biết giúp đỡ những người bị nạn, người gặp rủi ro trên đường. Bên cạnh đó người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án với những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông như: không đội nón bảo hiểm, đua xe, gây tai nạn rồi bỏ trốn,... Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá về văn hóa giao thông mà chúng ta vừa kể trên, văn hóa giao thông còn thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có rủi ro tai nạn xãy ra như số điện thoại bệnh viện, dịch vụ cứu thương... đó chính là sự hợp tác điều kiện hổ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lí trật tự an toàn giao thông, khi cần thiết, ngoài ra nét văn hóa đó còn thể hiện ở trang phục quần áo gọn gàng, tiện lợi khi tham gia giao thông.

Không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,... đây là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Tất cả các điều này đều đáng lo ngại cho tính mạng của các bạn học sinh và đây cũng là điểm đáng báo động cho các nhà trường quản lí giáo dục học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Từ những yếu tố trên tôi thấy rằng nhà trường có vai trò rất lớn trong việc giáo dục tuyên truyền cho học sinh những kiến thức cơ bản về luật giao thông để họ ý thức tham gia giao thông để góp phần cải thiện được tình trạng vi phạm giao thông như hiện nay. Xây dựng văn hóa giao thông cũng chính là cho học sinh và các bậc phụ huynh có những nhận thức đúng đắng hơn về an toàn giao thông.

Biết được bao cái chết thương tâm của những người vô tội và biết bao những con người còn sống mà cơ thể không lành lặn chỉ vì những tai nạn giao thông. Nguyên nhân do đâu thì có lẽ ai cũng biết tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng này thì mỗi chúng ta ai ai cũng có trách nhiệm bảo vệ mình trước khi người khác bảo vệ, đây là vấn đề liên quan đến tính mạng con người. Chính vì thế mà trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của toàn xã hội.

Là một học sinh mỗi người chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ những hành động của mình khi tham gia giao thông tự giác học luật và thực hiện đúng quy tắc mỗi khi ra đường. Nhà trường và xã hội cần đặc mục tiêu sau đó áp dụng hướng dẫn học sinh và người dân của mình góp phần vào nếp sống an toàn giao thông tại địa phương mình. Hãy lên tiếng vì an toàn giao thông để đảm bảo sự an toàn của mình và những người xung quanh. Nếu làm được những viêc này sẽ góp phần lớn vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang cần sự giúp đỡ của chính những con người đang sống trên mãnh đất quê hương Việt Nam.
38
19
Nguyễn Trần Thành ...
13/02/2017 13:16:56
Ở thành phố chúng ta, “văn hóa giao thông” được hiểu là những thái độ, hành động, cách ứng xử của mọi người trong khi lưu thông trên đường như không vượt đèn đỏ, không chen lấn, không vi phạm luật, không đánh chửi nhau trong bất kì tình huống nào, kể cả khi tắc đường, ngập nước, bị rào chắn...
Trong bối cảnh đường sá quá tải, giao thông cá nhân tăng quá nhanh, các công trình đào bới đường sá ở khắp nơi, triều cường dâng cao hơn như hiện nay thì việc kêu gọi người dân xây dựng cho mình một văn hóa ứng xử như thế được coi là hợp lệ
Nhưng muốn có được thái độ ứng xử có văn hóa trong giao thông thì phải đòi hỏi cả hai phía: cơ quan chính quyền lẫn người dân. Người dân cần thay đổi nhận thức để chuyển từ tâm thức một người thị dân của thành phô' có trình độ phát triển thấp sang cao hơn, không nên nhân danh “người nghèo” để làm mất mỹ quan thành phố.
Trong khi đó, chính quyền thành phố cũng cần xem xét lại quy hoạch không gian làm sao đừng để cho dân số tăng cao ở các quận trung tâm (kẹt xe chủ yếu là trong khu vực 47km2 các quận nội thành cũ); giảm bớt các công trình cao tầng (chung cư, công sở) làm gia tăng dân sô'; đưa các trường đại học, siêu thị. bệnh viện ra bên ngoài; phát triển nhanh và hiện thực hóa các thành phố vệ tinh; phát triển hệ thống giao thông đa dạng và đa cấp...
Đừng vì nhìn thấy cái lợi trước mắt là thu được thuế của doanh nghiệp nước ngoài mà mời chào các hãng xe máy, xe hơi mới vào hoạt động, vì doanh thu của họ càng cao thì thực trạng giao thông và môi trường sống càng tệ hại. Sở Giao thông vận tải nhanh chóng kết thúc việc đào đắp đường sá, cần nghiêm túc xem xét lại hiệu quả thực của các dự án này có thoát nước được không, trong khi hầu hết các cửa xả vẫn ở công trình cũ, “lô cốt” tồn tại quá lâu có thể làm cho hành vi như leo lề, lấn tuyến trở thành thói quen khó bỏ.
Thêm vào nữa, cái gọi là văn hóa giao thông có thể bị phá sản nếu những người thay mặt chính quyền thi hành công vụ không gương mẫu, tất cả những hành vi như nhận mãi lộ, nhận tiền mặt không xé biên lai, bán bằng lái xe, thông kiểm cả các xe cũ nát... sẽ góp phần làm cho các giá trị của văn hóa giao thông bị giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần nói rằng văn hóa giao thông là một khái niệm không phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển cao. Bởi lẽ ở các quốc gia đó việc đi lại, sử dụng các phương tiện giao thông nhất nhất đều diễn ra theo luật, cho nên quan hệ giữa công dân với cơ quan công quyền quản lí giao thông là phải làm chứ không có cần hay nên. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt theo luật, không năn nỉ, không phân bua, không khóc lóc...
Ngược lại, người dân có quyền kiện chính quyền nên không đảm bảo các điều kiện vật chất tương ứng với những điều luật mà họ phải thi hành. Do vậy, nội hàm khái niệm văn hó.a giao thông có lẽ chỉ để chỉ các hành vi ứng xử không bị kiểm soát bởi luật mà theo quan hệ con người với tính nhân văn như nhường đường, giúp đỡ người khuyết, tật, người già cả, phụ nữ có thai, trẻ em, người mang vác nặng... khi di chuyển trên đường. Chính vì thế, văn hóa giao thông như chúng ta đang kêu gọi cũng chỉ là một giải pháp tình thế, quyết không phải là một giải pháp chiến lược lâu dài. TP.HCM với hơn 7,3 triệu dân hôm nay và có thể là 10 triệu dân vào năm 2025 cần một hệ thống giao thông hiện đại, hoàn thiện và được vận hành theo công nghệ tiên tiến, một hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật giao thông đâm bảo đáp ứng được các điều luật mà nhà chức trách đòi hỏi công dân phải chấp hành. Lúc này, tình hình giao thông tốt hay xấu phụ thuộc trình độ điều hành chứ không phụ thuộc sự nhường nhịn hay lòng trắc ẩn nữa.
Tóm lại, văn hóa giao thông kém trước tiên xuất phát từ giáo dục công dân chưa đúng hướng-trong nhận thức, đồng thời do các nhà hoạch định chính sách cho giao thông mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Người ta chỉ nghĩ rằng phát triển giao thông với mục đích tối thượng là để phát triển kinh tế, mà quên rằng hệ thống giao thông đúng chuẩn cũng góp phần giúp người dân thể hiện văn hoá giao thông!
4
8
NoName.343078
14/10/2018 21:10:20
An toàn giao thông là sự cần và đủ cho mọi người

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư