LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác

2 trả lời
Hỏi chi tiết
301
0
0
Ori
02/05/2019 22:37:15
Bác nhớ miền nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Miền Nam luôn là nỗi day dứt, niềm nhớ thương khôn nguôi của Bà Hồ và ước mong gặp vị cha già dân tộc cũng là khát vọng thường trực trong tâm hồn những người con miền Nam.
Viếng lăng Bác là bài thơ của Viễn Phương nói lên tiếng lòng của hàng triệu triệu trái tim miền Nam đối với Bác đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ dành cho Người - vị cha già dân tộc.
Bài thơ được sáng tác trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng chủ tịch được hoàn thành, đồng bào miền nam được thỏa ước mong bấy lâu được ra thăm lăng Bác. Vì vậy, ngay từ dòng thơ đầu tiên, tác giả đã nghẹn ngào thốt lên:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Câu thơ giản dị như một lời thông báo nhưng lại ẩn chứa bao niềm cảm xúc sâu lắng của người con miền Nam, sau bao năm tháng đợi chờ mong mỏi nay đã thỏa nguyện ra thăm lăng Bác.
Tiếng "con" đầu câu thơ vang lên ấm áp, thân thương biết bao. Bác gần gũi, thân thiết lắm với những con dân đất Việt, như một vị cho già dân tộc.
"con ở miền Nam" mấy tiếng bao hàm cả nổi đau và niềm tự hào sâu sắc. Miền Nam của nỗi đau chia cắt, miền Nam đi trước về sau, gian khổ và anh hùng đã chiến thắng kẻ thù hung bạo để về sum họp một nhà với cả nước thân yêu!
Mong một lần được nhìn thấy Bác cho thỏa nỗi nhớ mong, nhưng thật đau xót, Bác không còn. Vì vậy, từ "thăm" tác giả thay cho từ "viếng" không chỉ là cách nói giảm nói tránh để với bớt cảm giác đau buồn, xót xa mà còn là một sự khẳng định sự sống bất diệt của Hồ Chí Minh - người sống mãi trong lòng miền nam.
Trong dòng cảm xúc dâng trào ấy, hình ảnh đầu tiên là hàng tre đứng hiên ngang mang tới ấn tượng cho người viến thăm:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Thán từ "ôi" cất lên như dòng cảm xúc ngỡ ngàng, trào dâng trong lòng nhà thơ. Tính từ "xanh xanh", "bát ngát" gợi sự trải dài ngút ngàn của hàng tre bên lăng. Hình ảnh cây tre vốn là biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường cho tấm lòng ngay thẳng, kiên trung.
Cây tre mang những phẩm chất của con người, tổ quốc ta: dẻo dai, kiên cường bất khuất. Và Bác chính là sự hội tụ của tất cả những gì cao đẹp nhất của phẩm cách Việt Nam, là sự sống bát ngát luôn xanh màu, là tâm thế kiên cường "đứng thẳng hàng" để chống chọi với "bão táp mưa sa".
Hàng tre ấy đang đứng bên Bác như người lính kiên trung canh giữ giấc ngủ bình yên của Người.
Cảm xúc dân trào theo bước chân đi tới, nhà thơ đã ghi nhận lại khi bước vào lăng:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Câu thơ tạo hiệu ứng thẩm mĩ đặc biệt trước hết với sự kết hợp tài tình giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sánh đôi với nhau. Từ hình ảnh mặt trời, của thiên nhiên, vũ trụ soi sáng và mang lại sự sống cho muôn loài, Viễn Phương liên tưởng đến một mặt trời ẩn dụ trong lăng là Bác Hồ.
Bác đã mang ánh sáng cách mạng đến cho dân tộc. Bác đã dẫn lối, chỉ đường cho đất nước đi qua bao thăng trầm lịch sử.
Chỉ ví Bác như mặt trời thôi thì chưa đủ mà cần phải nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của cài vầng sáng thiêng liêng ấy: rất đỏ và nguồn nóng mà sẽ có lúc bị đêm đen bao phủ. Nhưng mặt trời Bác Hồ thì vĩnh cửu, trường tồn mãi là nguồn sống, là ánh sáng soi đường cho dân tộc Việt Nam. Vì vậy mà con cháu của Bác luôn thành kính dâng lên
Người tình yêu chân thành nhất:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Như mặt trời thiên nhiên, ngày ngày dòng người cũng đi qua trên lăng, trong niềm thương nỗi nhớ sâu đậm. Điệp từ "ngày ngày" khẳng định thời gian vĩnh cửu, cháy trôi hình ảnh " dòng người ... nhớ" kết những tràng hoa tươi thắm , với hương thơm ngát kính dâng Người - dâng lên 79 mùa xuân.
Hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng được tác giả sử dụng độc đáo. Con Người vĩ đại ấy đã sống trọn vẹn một cuộc đười đẹp như những mùa xuân tươi thắm và làm nên những mùa xuân bát ngát cho đất nước, chho con người Việt Nam. Ta nhận ra trong đó bao sự thành kính, trân trọng của một người con đối vợi vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và niềm biết ơn, thành kính ấy chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào khi tác giả thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Bác đang bình yên trong giấc ngủ êm đềm. Sự bình yên của Bác là sự bình yên của một vị lãnh tụ suốt đười lo cho dân tộc, đã có thể an lòng trước sự vững vàng của đất nước.
Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi liên tưởng thú vị tới "vầng trăng sáng dịu hiền". Trăng là tri kỉ của Bác, đã cùng Người gắn bó, san sẻ, từ những ngày trong lao tù hay giữa cảnh khuya, bàn bạc việc quân nhưng chưa bao giờ Bác được thảnh thơi ngắm trăng.
Chỉ bây giờ khi đã nằm trong giấc ngủ bình yên Người mới đến với trăng vẹn tâm tình. Trăng dịu hiền soi sáng hình ảnh Bác nhưng vầng trăng ấy còn là tình cảm tha thiết, sâu nặng của con dân Việt Nam dệt nên để nhẹ nhàng canh giấc ngủ ngàn thu của Người.
Tác giả sử dụng hình ảnh của vũ trụ để so sánh với Bác thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu và tình yêu, lòng thành kính của mình đối với Bác. Dù là như thế nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy đau xót trước sự thật Bác đã ra đi.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Lí trí và tình cảm có sự đối lập ới nhau, vẫn biết Bác còn sống mãi trong trái tim và trí óc con dân nhưng nhà thơ vẫn đau đớn, xót xa khi nghĩ đến sự thật là Bác đã ra đi
Gặp được Bác, thỏa được ước nguyện bấy lâu nhưng niềm hạnh phúc nỗi bồi hồi xúc động chưa kịp nguôi thì đến giờ phút chia li.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Câu thơ ngập tràn tình yêu, niềm xúc cảm ngân vang và dòng nước mắt như thương. Chỉ một chữ "trào" thôi cũng đủ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/05/2019 07:43:52
Những câu văn nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng cảm xúc lại cực kì mãnh liệt, tràn đây ở những câu thơ khiến ta nhớ đến tác giả Viễn Phương với bài thơ Viếng Lăng Bác.
Bài thơ thể hiện một niềm tôn kính lớn lao của tác giả với Bác Hồ đồng thời cũng thể hiện sự đau thương, mất mát khi Bác đã ra đi cùng những cảm xúc mãnh liệt trong tim tác giả.
Mở đầu bài thơ, Viễn Phương đã xưng hô một cách rất thân mật: Con - Bác thể hiện một niềm tôn kính, thương mến của tác giả đối với Bác.
Miền Nam - nơi mà Bác vẫn muốn chứng kiến cảnh giải phóng nhưng chưa kịp thì Bác đã mãi mãi đi xa để lại cho tác giả một niềm thương mến như một chuyến đi thăm Người thân của mình.
cảm xúc như đang dân trào khiến tác giả Viễn Phương không khỏi bồi hồi xúc động.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Bước đến lăng Bác, Nhà thơ không khỏi gỡ ngỡ khi thấy hàng tre xanh xanh Việt Nam - tác giả liên tưởng đến những người dân Việt Nam đang đứng canh giấc ngủ cho Người.
Nhà thơ xúc động, bồi hồi khi đứng trước hàng tre xanh - luôn hiên ngang đứng thẳng hàng dù cho bão táp mưa sa. Chính vì thế, Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam luôn thẳng thắn.
Mạch cảm xúc của tác giả cứ thế dâng trào theo thời gin, càng ngày càng mãnh liệt với nghệ thuật ẩn dụ giữa Người và mặt trời.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Mặt trời luôn luôn tỏa sáng rực tỡ để chiếu sáng cho vạn vật sinh sôi nảy nở và Bác Hồ cũng thế, Bác cũng tỏa sáng nhưng còn tỏa sáng hơn cả mặt trời vì Bác luôn chiếu rọi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Màu đỏ tượng trưng cho sự lí tưởng cộng sản sắc đỏ tương lai cho dân tộc, cho quê hương đất nước. Điệp từ "ngày ngày" thể hiện thời gian trôi qua đi nhưng những sự việc trong đời sống thì vẫn cứ diễn ra và đã trở thành một quy luật.
Bảy mươi chín là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, luôn hi sinh cống hiến cuộc đời mình cho dân tộc, quê hương Việt Nam. Luôn luôn yêu thương, nhớ về Bác nên có rất nhiều thế hệ đến lăng Bác để viếng thăm.
Hình ảnh dòng người kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh tuyệt đẹp của những người dân đến với Vị Cha già dân tộc vĩ đại của nhân dân.
Và có lẽ tác giả đã rất xúc động và bồi hồi khi đứng trước Bác:
Bác đang nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Đối với nhà thơ, Bác chỉ đang nằm ngủ, một giấc ngủ rất bình yên. Hình ảnh Bác nằm giữa vầng trăng sáng dịu hiền, khuôn mặt ung dung thanh thản rất đỗi hiền từ như một vầng trăng sáng dịu dàng.
Hình ảnh so sánh này đã giúp tác giả cảm thấy Bác chưa đi đâu xa, Bác vẫn ở đây theo dõi những bước phát triển của đất nước.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, câu thơ thể hiện sự vĩnh hằng bất tử, bóng hình của Bác đã nghi tạc vào hình sông thể núi, đã nghi tạc vào quê hương đất nước.
Biết là thế, nhưng trong lòng tác giả vẫn nhói lên từng hồi vì phải đối mặt ới sự thực rằng Người đã đi xa, đi xa mãi mãi... Từng cảm xúc bồi hồi cứ nhói lên trong tim nhà thơ từng cơn, mọt sự tiếc nuối vô bờ bến.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Khổ thơ cuối nhà thơ đã thể hiện sự tiếc nuối ì phải chia tay Bác, chia tay Người trong niềm luyến tiêc, chia tay trong nước mắt.
Một vài điều mà tác giả muốn làm trước khi trở về quê hương: muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây. Tác giả muốn Bác được yên vui, để Bác bớt nỗi cô đơn, hiu quạnh và những nốt nhạc có thể làm Người thoải mái dù đó chỉ nhỏ bé nhưng vẫn đem lại cho người một cái gì đó như một món quà kỉ niệm.
Toàn bộ bài thơ đều được tác giả thể hiện cảm xúc hết sức bồi hồi. Mỗi một khổ thơ đều thể hiện một cung bậc cảm xúc sâu lắng của Nhà thơ với Sự nghẹn ngào trong từng vần nhịp.
Với những hình ảnh thơ hết sức gần gũi, đầy tính thuyết phục về tình yêu bao la Bác dành cho quê hương và còn là sự đáp trả rộng lớn của tất cả những người dân Việt Nam luôn luôn yên thương, kính trọng Bác.
Với những biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ cùng những cảm xúc sâu lắng của Viễn Phương có lẽ sẽ in sâu trong lòng mỗi người đọc và những người dân Việt Nam về Chỉ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư