Dân gian Việt Nam có câu chuyện Bó đũa kể về bài học của người cha dạy cho các con của mình sự cần thiết của đoàn kết: Từng chiếc đũa riêng lẻ sẽ dễ dàng bị bẻ gãy, nhưng nếu chúng tập hợp lại với nhau thành một bó đũa thì không thể nào bẻ gãy được. Đoàn kết là một truyền thống lâu đời, quý báu của dân tộc. Chính nhờ sự đoàn kết chặt chẽ mà người dân Việt Nam mới vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của tự nhiên mà sinh tồn, chiến thắng những kẻ thù xâm lăng to lớn hung hãn mà giữ gìn nền độc lập dân tộc, xây dựng nên một nước Việt anh hùng. Tư tưởng đoàn kết của người Việt Nam thể hiện rõ nhất qua quan điểm: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Với tinh thần biết chụm lại với nhau, dựa vào nhau mà làm nên sức mạnh đoàn kết ấy đã được phát triển đến độ tinh hoa trong tư tưởng Hồ Chí Minh thành đại đoàn kết, trong đó có đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua những nội dung hết sức dung dị nhưng đầy sức thuyết phục về sự cần thiết phải đoàn kết; nguyên tắc và phương pháp để tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh đoàn kết. Và chính tư tưởng ấy của Người, đã làm nền tảng để xây dựng lực lượng cách mạng ngày càng tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tham gia cách mạng góp phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc được khái quát lại có những luận điểm chính sau đây: - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, đảm bảo sự thành công của cách mạng. Đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng V nhất. Do vậy đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cả dân tộc và của cách mạng Việt Nam. - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng của khối liên minh công nhân, nông dân, 2 trí thức theo tiêu chí: không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ , gái, trai, giàu, nghèo; cứ ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ. - Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. Thực hiện đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ với phương châm lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. - Đại đoàn kết dân tộc được hình thành một cách tự giác, trên tinh thần vừa chân thành, thân ái, vừa thẳng thắn đấu tranh tự phê bình, phê bình. - Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh đã được chắt lọc, đúc chốt qua câu nói nổi tiếng sau đây của Người và trở thành bài học lớn cho mọi thế hệ: , công. 2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đoàn kết tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết là vấn đề có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Đây cũng chính là bài học sâu sắc mà thực tiễn của trường trong nhiều năm qua đã chứng minh. Mỗi khi nội bộ chưa thống nhất về tư tưởng, về chủ trương, về lợi ích thì không thể có sự đoàn kết nhất trí cao, đồng nghĩa với nó là sự bất ổn và tạo nên lực cản kìm hãm sự phát triển chung của nhà trường. Cho đến thời điểm hiện nay Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã có 54 năm xây dựng và trưởng thành, đã có bề dày truyền thống đoàn kết, vượt khó vươn lên để khẳng định một thương hiệu của một cơ sở đào tạo có uy tín như ngày hôm nay. Trong giai đoạn trường vừa lên đại học, thực hiện một bước chuyển quan trọng đòi hỏi có sự thay đổi vượt bậc cả về chất và lượng thì vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nền tảng, làm động lực cho trường phát triển lại càng cần hơn bao giờ hết. Do đó, để có được sự đoàn kết với đầy đủ ý nghĩa của nó thì cần phải thực hiện được các nội dung, yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất: Để xây dựng khối đại đoàn kết ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An cần có sự đồng thuận trên dưới một lòng, từ người đứng đầu là đồng chí Hiệu trưởng, cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu đến các 3 trưởng, phó phòng, khoa; từ cán bộ giảng viên đến công nhân viên chức; từ người đứng trên bục giảng đến người phục vụ lao công đều chung một mục tiêu xây dựng nhà trường lớn mạnh. Muốn vậy Ban lãnh đạo nhà trường cần sáng suốt bảo đảm công bằng và bình đẳng cho mọi thành viên trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trong quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế; chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các cán bộ, giảng viên công nhân viên; kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể của các khoa, phòng và lợi ích chung của toàn trường. Thứ hai: Xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở tự phê bình, phê bình thẳng thắn, có trách nhiệm cao, có tinh thần xây dựng, không né tránh khuyết điểm, không đoàn kết một chiều, không đoàn kết hình thức theo kiểu “Bằng mặt mà không bằng lòng”. Muốn vậy, từ tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Nữ công, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đều phải tạo cơ chế, cơ hội để mọi người phát huy tinh thần đấu tranh góp ý trực tiếp hoặc gián tiếp qua người đại diện với mục tiêu vì cái chung, vì sự tiến bộ của cá nhân hay tập thể. Sự trao đổi thẳng thắn đó chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm, “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, sẽ giúp nhau khắc phục khuyết điểm, tự vươn lên hoàn thiện bản thân. Những hành vi lợi dụng danh nghĩa đấu tranh phê bình để mưu cầu lợi ích riêng, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người khác, làm ảnh hưởng tới khối đoàn kết trong tập thể nhà trường, cần phải cực lực phản đối và đặc biệt cần lên án những trường hợp đơn thư nặc danh, vượt cấp. Thứ ba: Đoàn kết muốn bền chặt, lâu dài nhà trường cần phải có môi trường sống và làm việc với tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, có sự bao dung rộng lượng, luôn tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện phát triển, qua đó để mọi người luôn cảm thấy tình thân ái của những người xung quanh, cảm nhận nhà trường như tổ ấm thứ hai của mình vì vậy mà tinh thần cộng đồng chung tay xây dựng nhà trường phát triển càng được phát huy. Thứ tư: Một trong những điều kiện làm cho khối đoàn kết trong nhà trường được nâng cao đó chính là sự tạo dựng niềm tin cho cán bộ giảng viên, công nhân viên và học sinh, sinh viên. Trách nhiệm này đầu tiên là thuộc về các đồng chí trong Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, sau đó là của các đồng chí trưởng các đoàn thể chính trị xã hội trong trường, các đồng chí trưởng phó các khoa, phòng, trung tâm. Muốn có được niềm tin của tập thể quần chúng không thể nào khác cần tiếp tục phát huy tính công khai, dân chủ trong trường học. Càng dân chủ, công khai bao nhiêu, càng tăng cường tính trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường bấy nhiêu, mọi người đều thấy mình có vai trò đóng góp cho trường ở các 4 phạm vi, mức độ, các lĩnh vực khác nhau. Thứ năm: Vừa tập trung làm tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên; vừa tạo môi trường cảnh quan của nhà trường xanh, sạch, đẹp; vừa quan tâm xây dựng môi trường sinh hoạt đời sống tinh thần vui tươi, lành mạnh cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức và học sinh sinh viên bằng nhiều hình thức tổ chức giao lưu đa dạng, phong phú: Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các diễn đàn trao đổi theo chủ đề, chuyên đề có ý nghĩa thiết thực đến đời sống hàng ngày. Thông qua các loại hình tổ chức sinh hoạt tập thể như vậy, mọi người có điều kiện gần gũi, hiểu nhau hơn, chia sẻ tình cảm, chia sẻ những khó khăn thuận lợi với nhau nhiều hơn và từ đó mà tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau sẽ càng tốt hơn.