Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm rõ ý nghĩa của hình ảnh "Ngọc trai - giếng nước " và bài học lịch sử trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

2 trả lời
Hỏi chi tiết
6.851
12
2
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
28/11/2017 22:02:30

Ngọc trai - giếng nước là cặp hình ảnh rất đẹp đẽ nhưng cũng đầy bi kịch. Mị Châu là nàng công chúa đất Việt, Trọng Thủy là chàng hoàng tử đất Bắc; tình yêu của hai người chỉ nảy nở khi Trọng Thủy về nước Nam ở rể và đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng có lẽ tình yêu với Tổ quốc quá lớn, nhiệm vụ vua cha giao quá lớn nên khi cân nhắc giữa tình và hiếu, Trọng Thủy đã chọn chữ hiếu. Vả lại, tình cảm với Mị Châu cũng là đến sau lời hứa với vua cha. Vào vai một tên gián điệp, Trọng Thủy đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhưng với tư cách một người chồng thì quả thật y là một gã chồng tồi. Mị Châu vì quá yêu và tin tưởng Trọng Thủy nên đã vô tình trở thành đứa con bất hiếu, kẻ tiếp tay cho giặc. Nhiệm vụ đánh tráo nỏ thần - bí mật quốc gia của Âu Lạc - vì có Mị Châu vô tình giúp sức nên Trọng Thủy đã hoàn thành. Hắn đã đánh lừa cả An Dương Vương và toàn dân Âu Lạc một cách “xuôi chèo mát mái” nhưng về tình riêng thì hắn thất bại một cách thảm hại. Cuô'i cùng, Trọng Thủy cũng không thể bảo vệ tình yêu của mình, bảo vệ người vợ đã hết mực thương yêu và tin tưởng y. Trước cảnh nước mất nhà tan, “kẻ sau lưng chính là giặc”, An Dương Vương đã tự tay giết chết đứa con gái mà mình yêu thương nhất. Trước khi chết, Mị Châu đã khấn nguyền thần linh và hình ảnh ngọc trai ứng với lời nàng khấn nhằm chiêu tuyết, thanh minh cho danh dự và tấm lòng trong sáng của nàng.

Còn Trọng Thủy, trước cái chết của Mị Châu, vì quá đau xót, ân hận đã nhảy xuống giếng tự vẫn. Có lẽ sự cắn rứt lương tâm không cho phép hắn tha thứ cho bản thân mình. Người vợ hết mực yêu thương hắn, đã làm tất cả vì hắn thì cũng chính vì hắn mà phải chết. Cái chết của Trọng Thủy vừa như một sự chuộc tội vừa là sự giải thoát cho chính y. Hình ảnh giếng nước có hồn Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận là sự chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của hắn.

Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng càng trở nên sáng đẹp hơn cho thấy dường như Trọng Thủy đã tìm thấy sự hóa giải tội lỗi trong tình cảm của MỊ Châu. Nếu ngọc trai - giếng nước tượng triíng cho sự gặp lại của hai người ở kiếp sau thì đó cũng chỉ là hình ảnh mối oan tình được hóa giải. Có lẽ Mị Châu đã tha thứ cho Trọng Thủy nhưng đó chỉ là sự thứ tha mà thôi. Mị Châu trước khi chết đã kịp nhận ra rằng mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng chính là người mà nàng yêu thương nhất. Sự nhẹ dạ của nàng phải trả giá bằng sinh mạng của chính nàng, của người cha thân yêu và vận mệnh của toàn dân tộc. Vì lẽ đó, nếu có kiếp sau thì Mị Châu cũng không thể mù quáng mà chung tình với kẻ đã từng lừa dối và gây cho nàng bao đau khổ.

Ngọc trai - giếng nước là một sáng tạo nghệ thuật mang vẻ đẹp hoàn mĩ. Song vẻ đẹp ấy không phải là dành cho mối tình Mị Châu - Trọng Thủy. Nếu cho rằng hình ảnh này được sáng tạo để ca ngợi cho môi tình chung thủy, đẹp đẽ thì không phù hợp với sự thức tỉnh của Mị Châu bởi đến lúc chết nàng không còn mù quáng nữa. Thêm vào đó, truyền thuyết phản ánh lịch sử theo quan niệm của nhân dân, nhằm đề cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, không bao giờ nhân dân lại sáng tạo ra một câu chuyện với những chi tiết ca ngợi những người đã đưa họ đến bi kịch mất nước. Nhân dân không thể nào ca ngợi một nàng công chúa chỉ biết nghe lời chồng mà bỏ quên bổn phận đối với đất nước.

Trong khi phê phán Mị Châu, nhân dân cũng thể hiện thái độ thông cảm và thấu hiểu với sự vô tình, ngây thơ, cả tin của nàng; vì vậy nhân dân đã biến ước muôn của nàng thành hiện thực: để máu nàng biến thành ngọc trai - chứng minh cho tấm lòng trong sáng. Còn đối với Trọng Thủy, có lẽ nhân dân ta chỉ có thể thông cảm chứ không thể tha thứ và càng không thể ngợi ca được. Vậy nên sự sáng tạo hình ảnh ngọc trai- giếng nước vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc vừa cho thấy cái nhìn nhân ái và sự thấu tình đạt lí của nhân dân ta.

Ngọc trai - giếng nước không chỉ là một hình tượng nghệ thuật mà còn minh chứng cho nỗi đau của toàn dân tộc - nỗi đau mất nước. Người đọc không thể quên đi nỗi đau ấy cũng như hình ảnh ấy. Đó cũng là bài học về tinh thần cảnh giác và ý thức bảo vệ, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu sẽ khiến chúng ta nhớ mãi. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Tản Đà đã bình luận về câu chuyện này như sau:

Một đôi kẻ Việt người Tần

Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương

Vuốt rùa chàng đổi móng

Lông ngỗng thiếp đưa đường

Thề nguyền phu phụ

Lòng nữ nhi,

Việc quân vương

Duyên nợ tình kia dở dang

Nệm gấm vó câu

Trăm năm giọt lệ

Ngọc trai giếng nước

Nghìn thu khói nhang.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
1
Quỳnh Anh Đỗ
29/11/2017 12:31:36
Chúng ta có thể thấy rằng “ngọc trai - giếng nước” vừa là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt xét về phương diện tổ chức cốt truyện. Nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận của đôi trai gái Mị Châu, Trọng Thủy, cùng với sự thể hiện tư tưởng, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân đối với bi kịch tình yêu này nói chung, nhân vật Mị Châu nói riêng.
Nàng Mị Châu bởi nhẹ dạ, cả tin làm nên nổi “cơ đồ đắm biển sâu”. Nàng đã phải nhận lấy cái chết cho danh nghĩa một kẻ bất hiếu, phản nghịch.. Nhưng sâu xa, tác giả dân gian đã thấu hiểu nỗi lòng một người con gái ngây thơ, trong trắng vì tình yêu đã vô tình gây nên tội mà đã cho nàng được hoá thành những viên ngọc trai. Những viên ngọc trai lấp lánh như đáp lại lời cầu nguyện của nàng trước khi vua cha chém đầu. Nàng không phải là người có lòng phản nghịch muốn hại cha, nàng là người có lòng trung hiếu nhưng vô tình bị người ta lừa dối. Những viên ngọc ấy ẩn sâu trong lớp vỏ trai dưới làn nước đầy bụi bẩn vẫn thanh lọc để sáng lên như chính tâm hồn ngây thơ trong trắng của Mị Châu. Ánh sáng ngọc trai ám ảnh tâm trí người đọc, tìm sự chia xẻ, đồng cảm.
Tác giả dân gian đã có tấm lòng vô cùng độ lượng khi thấu hiểu và cảm thông với nàng Mị Châu. Để nàng được toại nguyện biến thành ngọc trai. Sự hoá thân ấy mang theo một ước mơ của nhân dân về những Mị Châu sáng suốt sau này, “vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác”.
Nói về Trọng Thuỷ. Hắn là một kẻ chiến thắng trên phương diện chính trị nhưng lại là kẻ thất bại thảm hại về phương diện tình cảm. Hắn đã mất đi người vợ yêu quí, mất đi sự thanh thản trong tâm hồn và càng ám ảnh hơn chính hắn gây nên cái chết Mị Châu trong trắng, ngây thơ hết lòng yêu thương hắn. Giếng nước ở Loa thành là tấm gương hội tụ và phản chiếu tất cả tội ác mà Trọng Thuỷ gây nên. Chính ở nơi này hắn nhìn thấy bản chất xấu xa của mình và thực lòng hối cải. Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự vẫn, dòng máu hoà dòng nước nơi giếng ngọc là sự chứng nhận cho sự hối cải tội lỗi của hắn.
Từ tương truyền, nếu dùng nước giếng ở Cổ Loa mà rửa ngọc thì ngọc thêm sáng hơn, có người cho rằng, hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” là hình ảnh ngợi ca mối tình thuỷ chung của Mị Châu - Trọng Thuỷ. Nhưng thiết nghĩ, với tinh thần yêu nước, cha ông ta sẽ không bao giờ sáng tạo nghệ thuật để ngợi ca những ai đưa họ đến bi kịch mất nước. Chỉ có thể lí giải rằng, hình ảnh ngọc sáng hơn bởi ở thế giới bên kia Mị Châu đã tha thứ, hoá giải tội lỗi cho Trọng Thuỷ. Màu ngọc ấy cũng sáng như tấm lòng yêu thương, vị tha của công chúa Mị Châu. Hư cấu chi tiết này, người xưa còn muốn giảm nhẹ bớt tội lỗi của nàng trong việc mất cảnh giác làm nước mất, nhà tan.
Để Mị Châu biến thành ngọc trai, Trọng Thuỷ tự vẫn nơi giếng nước và để hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” sáng là tạo nghệ thuật đẹp tới mức hoàn mĩ. Đó chính là tấm lòng nhân đạo bao dung, nhân hậu của nhân dân. Nó thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc.
Chúng ta không thể không nhắc tới Trọng Thuỷ. Một nhân vật với vị trí và bản chất khá phức tạp trong cốt truyện.
Trọng Thuỷ là con Nam Việt vương Triệu Đà - luôn có âm mưu thôn tính Âu Lạc. Trọng Thuỷ sang Âu Lạc với mục đích giảng hoà để đánh cắp nỏ thần. Trước lúc cầu hôn Mị Châu, Trọng Thuỷ chưa hề có cảm tình mà chỉ là toan tính. Đến khi trở thành vợ chồng với Mị Châu, tình yêu của Trọng Thuỷ mới nảy nở. Nhưng ý thức làm con, làm tôi trung thành trong hắn vẫn lớn hơn. Hắn dối lừa người vợ cả tin, ngây thơ của mình để đánh cắp nỏ thần, thôn tính nước Âu Lạc, dồn An Dương Vương và Mị Châu đến bước đường cùng. Hắn đúng là tên gián điệp nguy hiểm trong cái nhìn của cha ông chúng ta. Hắn xứng đáng phải chịu nỗi ân hận vò xé tâm can khi dẫn đến cái chết của người vợ yêu quí. Không có nổi khổ nào bằng sự day dứt lương tâm. Bản án đích đáng của Trọng Thuỷ là cái chết trong nổi ám ảnh. Nhân dân đã bày tỏ thái độ căm phẫn không tha thứ và không đội trời chung với kẻ cướp nước. Kẻ cướp nước sẽ bị toà án lương tâm và lịch sử phán xét, sớm muộn chúng sẽ thất bại thảm hại trong cuộc chién tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Đấy là niềm tin mạnh mẽ của nhân dân trước những thử thách của lịch sử.
Song không vì lòng căm phẫn mà khiến dân gian đánh mất đi truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc. Hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” chính là sự khoan hồng, ân xá cho kẻ đã biết ân hận, khát khao được hoá giải tội lỗi như Trọng Thuỷ.
Mỗi nhân vậtutrong truyền thuyết này được nhìn nhận, đánh giá, định đoạt số phận một cách khác nhau. Ở đối tượng này có hơi dễ dãi, (như đối với An Dương Vương) ở đối tượng kia có phần hơi nghiêm khắc (như đối với Mị Châu). Song nhìn chung những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ấy đã được cảm nhận ghi lại bằng tất cả lòng nhiệt thành, tự tôn dân tộc. Và nhất là, cái sâu sắc nhất đọng lại sau mỗi số phận nhân vật là tình người, chất nhân văn truyền thống.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Câu chuyện là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mỗi quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo, bản chất nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k