LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu là người chứng kiến cảnh bé Hồng nói chuyện với bà cô em sẽ thuật lại như thế nào?

1. Nếu là người chứng kiến cảnh bé Hồng nói chuyện với bà cô em sẽ thuật lại như thế nào ?
2. Nếu là người chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ em sẽ thuật lại cảnh đó như thế nào
3. Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc nói chuyện với ông Gíao qua vụ việc bán Cậu Vàng em sẽ thuật lại như thế nào ?
5 trả lời
Hỏi chi tiết
540
2
0
doan man
16/12/2018 10:49:19
1. Mỗi chúng ta sinh ra không ai có thể tự lựa chọn gia đình của mình. Có những đứa trẻ may mắn, cũng có những đứa trẻ lại bất hạnh. Hồng cũng là một số phận không may mắn. Tuy chỉ là hàng xóm. không hiểu hết mọi chuyện, nhưng tôi cũng biết được hoàn cảnh của cậu. Tôi rất thương cậu, đặc biệt khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô cậu. Người trong làng ai cũng biết chú bé Hồng, thầy mất, mẹ lại bỏ quê đi. Tôi bằng tuổi Hồng nhưng không chơi với cậu. Hồng có lẽ không để ý còn tôi lại âm thầm dõi theo cuộc sống của cậu. Tôi khâm phục nghị lực ở cậu bạn nhỏ bé ấy.
Một hôm, tôi đang ra vườn hái rau thì nghe tiếng nói chuyện bên nhà Hồng. Vườn nhà tôi ở sát vách nhà câu nên tiếng nói chuyện nghe rõ mồn một. Tôi kiễng chân còn nhìn thấy toàn cảnh qua khe hở. Tôi thấy Hồng đã bỏ đi khăn tang trắng, tôi nhớ ra đã gần đến ngày giỗ đầu thầy cậu. Tôi thấy bà cô Hồng mỉm cười diễn kịch, cất giọng cay độc:
-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Nét mặt Hồng hơi khác lạ, dường như phân vân điều gì đó, chắc hẳn cậu cũng muốn gặp mẹ lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn nói cô Hồng ghét mẹ cậu, bà ta chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Mẹ Hồng là một người đàn bà mang tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con bỏ cái đi tha hương cầu thực. Mọi người không ưa cô ấy, nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ của mình. Làm sao tình yêu thương, kính mến mẹ của một người con lại bị những rắp tâm dơ bẩn xâm phạm, lay chuyển? Khi tôi đang miên man suy nghĩ thì Hồng đã cười đáp lại:
– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Bà cô nghe thế vẫn dùng cái giọng ngọt ngào hỏi luôn:
– Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:
– Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào.Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:
– Sao cô biết mợ con có con?
Bà cô vốn không hề quan tâm nỗi đau của cháu ruột, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống nhưu nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:
– Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia.
– Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.
Hai người còn nói chuyện thêm nữa, nhưng tôi phải về ngay để nấu cơm cho mẹ. Tôi tần ngần rời khỏi vườn, lòng man mác buồn khi nghĩ đến khuôn mặt xót xa, đầy nước mắt của Hồng. Cùng là trẻ con nhưng cậu ấy lại không được đón nhận tình thương từ một gia đình trọn vẹn. Câu chuyện cứ quẩn quanh ám ảnh trong tâm trí tôi về số phận, cuộc đời của những hoàn cảnh bất hạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
16/12/2018 10:51:50
2. Tôi vốn là hàng xóm của chị Dậu. Hôm đó, tôi vừa đi chợ về thì chợt thấy cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập đi vào nhà chị Dậu. Biết là có chuyện, tôi vội bỏ dở công việc, chạy tắt hàng rào sang báo cho chị Dậu. Thế là vô tình tôi đã được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ. Khi tôi sang, ở góc nhà, thằng Dần đang vục đầu húp soàn soạt bát cháo loãng, còn chị Dậu thì đang quạt một bát khác cho nhanh nguội. Sau đó, chị bê bát cháo ra cho anh Dậu và ngồi xem anh ăn có ngon miệng không. Nhìn hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị, tôi không khỏi xót xa. Anh Dậu hình như biết ý vợ nên cố gắng ngồi dậy. Anh vừa kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng tay roi, tay gậy hùng hổ bước vào. Cai lệ hống hách gõ đầu gậy xuống đất, cất giọng khàn khàn, bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp sưu ngay lập tức. Sợ quá, anh Dậu lăn đùng ra phản. Lúc đó trông anh thật tội nghiệp. Cái anh này sức lực đã yếu lại còn bị ốm một trận dài từ năm ngoái nên mọi việc đều do một mình chị Dậu cáng đáng hết. Chỉ vì thiếu tiền sun mà anh đã bị cùm trói cả ngày đến mức ngất đi chúng mới thả cho về. Chắc sợ quá, anh rúm người lại, không dám nói năng gì. Đã vậy, khi nhìn thấy anh Dậu như thế, người nhà lí trưởng còn mỉa mai: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy”. Cái anh người nhà lí trưởng này cũng hách dịch ghê quá. Anh ta quay sang bảo chị Dậu muốn khất sưu thì hãy đi gặp ông lí mà khất còn anh ta không cho chị khất thêm một giờ nào nữa. Nghe thấy thế, chị Dậu khẩn thiết van xin, giãi bày. Chị bảo nhà chị đã túng lại phải đóng thêm suất sưu cho chú em nên chưa xoay kịp chứ chị không dám khất sưu “nhà nước”. Cai lệ không để chị nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt lên, quát chị, không đồng ý cho chị khất sưu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục hạ mình van xin trong tiếng chửi mắng quát nạt của cai lệ và người nhà lí trưởng. Để được khất sưu, chị đã “một điều ông hai điều cháu” với cai lệ. Chị đã hạ mình hết mức để cứu chồng. Là hàng xóm của chị, tôi biết lắm chứ, nhà chị hiện nay đâu còn gì bán được. Để đóng suất sưu cho chồng, chị đã phải bán hết mấy gánh khoai, đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng mới sáu, bảy tuổi. Vì chồng, chị đã hạ mình để khơi dậy chút lương tâm ít ỏi của tên cai lệ, nhưng hắn đâu còn là người nữa. Nghe những lời van xin thống thiết của chị, chẳng những hắn không động lòng mà còn quay sang hét người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại. Trong khi người nhà lí trưởng còn đang lóng ngóng – anh ta không nỡ trói một người đang ốm bê ốm bết – thì cai lệ chạy đến giật phắt lấy sợi dây thừng, xông đến để trói anh Dậu. Chị Dậu mặt xám lại. Tôi nghĩ hình như chị đã căm tức lắm rồi nhưng vẫn cố nhịn. Chị kêu khóc van xin tha cho chồng chị. Nhìn cảnh đấy, tôi trào nước mắt vì thương anh chị Dậu. Tôi cũng nghèo, tôi bất lực, không giúp được gì cho chị cả. Tên cai lệ vẫn bỏ mặc ngoài tai những lời van vỉ, hắn gạt chị ra, xông vào trói anh Dậu. Đến nước này, không chịu được nữa, không “ông – cháu” nữa, chị lớn tiếng: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị hiền lành nhưng cũng thật sắc sảo, lời nói của chị thật thấu tình đạt lí. Nhưng tên cai lệ đâu có để ý, hắn tát chị Dậu đánh “bốp” một cái để thách thức rồi lại tiếp tục xông vào trói anh Dậu. Đến nước này thì không thể nào chịu đựng hơn được nữa, chị xông vào kéo tên cai lệ ra, mồm rít lên, thách thức : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị lao vào trận chiến giằng co với tên cai lệ để bảo vệ chồng. Cuối cùng, sức lực của một anh chàng nghiện đành thua sức lực của một người đàn bà lực điền. Hắn bị chị Dậu tóm gáy, lẳng ra thềm. Tên người nhà lí trưởng xông vào ứng cứu nhưng rồi cũng phải chịu trận như cai lệ. Tôi nhìn cảnh ấy mà lòng hả hê sung sướng. Lúc chúng mới đến thì hùng hổ, tráo trâng bây giờ thì như một lũ chuột ngập nước, trông thảm hại rúm ró. Nhưng khi nghe anh Dậu khuyên can vợ và nói: “Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội”, tôi lại thấy lo cho chị Dậu quá. Chị đã dám đứng lên tự bảo vệ gia đình mình, giờ đây, ai bảo vệ cho chị? Cuộc đời chị sẽ thế nào đây? Tôi chỉ biết cầu mong cho cuộc đời của chị sẽ tốt đẹp hơn.
Ra về, tôi cứ suy nghĩ mãi về chị Dậu – người phụ nữ giàu lòng yêu chồng thương con nhưng cũng rất dũng cảm, kiên cường. Chị là người đầu tiên trong làng đã dám chống lại “người nhà nước”. Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều người khác theo gương chị, bởi “tức nước” thì “vỡ bờ”.
0
0
doan man
16/12/2018 10:52:48
3. Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.
- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/12/2018 11:15:31
2. Mỗi chúng ta sinh ra không ai có thể tự lựa chọn gia đình của mình. Có những đứa trẻ may mắn, cũng có những đứa trẻ lại bất hạnh. Hồng cũng là một số phận không may mắn. Tuy chỉ là hàng xóm. không hiểu hết mọi chuyện, nhưng tôi cũng biết được hoàn cảnh của cậu. Tôi eaast thương cậu, đặc biệt khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô cậu.
Người trong làng ai cũng biết chú bé Hồng, thầy mất, mẹ lại bỏ quê đi. Tôi bằng tuổi Hồng nhưng không chơi với cậu. Hồng có lẽ không để ý còn tôi lại âm thầm dõi theo cuộc sống của cậu. Tôi khâm phục nghị lực ở cậu bạn nhỏ bé ấy.
Một hôm, tôi đang ra vườn hái rau thì nghe tiếng nói chuyện bên nhà Hồng. Vườn nhà tôi ở sát vách nhà câu nên tiếng nói chuyện nghe rõ mồn một. Tôi kiễng chân còn nhìn thấy toàn cảnh qua khe hở. Tôi thấy Hồng đã bỏ đi khăn tang trắng, tôi nhớ ra đã gần đến ngày giỗ đầu thầy cậu. Tôi thấy bà cô Hồng mỉm cười diễn kịch, cất giọng cay độc:
-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Nét mặt Hồng hơi khác lạ, dường như phân vân điều gì đó, chắc hẳn cậu cũng muốn gặp mẹ lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn nói cô Hồng ghét mẹ cậu, bà ta chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Mẹ Hồng là một người đàn bà mang tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con bỏ cái đi tha hương cầu thực. Mọi người không ưa cô ấy, nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ của mình. Làm sao tình yêu thương, kính mến mẹ của một người con lại bị những rắp tâm dơ bẩn xâm phạm, lay chuyển? Khi tôi đang miên man suy nghĩ thì Hồng đã cười đáp lại:
– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Bà cô nghe thế vẫn dùng cái giọng ngọt ngào hỏi luôn:
– Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:
– Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào.Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:
– Sao cô biết mợ con có con?
Bà cô vốn không hề quan tâm nỗi đau của cháu ruột, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống nhưu nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:
– Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia.
– Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.
Hai người còn nói chuyện thêm nữa, nhưng tôi phải về ngay để nấu cơm cho mẹ. Tôi tần ngần rời khỏi vườn, lòng man mác buồn khi nghĩ đến khuôn mặt xót xa, đầy nước mắt của Hồng. Cùng là trẻ con nhưng cậu ấy lại không được đón nhận tình thương từ một gia đình trọn vẹn. Câu chuyện cứ quẩn quanh ám ảnh trong tâm trí tôi về số phận, cuộc đời của những hoàn cảnh bất hạnh.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/12/2018 11:18:24
3. Mỗi chúng ta sinh ra không ai có thể tự lựa chọn gia đình của mình. Có những đứa trẻ may mắn, cũng có những đứa trẻ lại bất hạnh. Hồng cũng là một số phận không may mắn. Tuy chỉ là hàng xóm. không hiểu hết mọi chuyện, nhưng tôi cũng biết được hoàn cảnh của cậu. Tôi eaast thương cậu, đặc biệt khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô cậu.
Người trong làng ai cũng biết chú bé Hồng, thầy mất, mẹ lại bỏ quê đi. Tôi bằng tuổi Hồng nhưng không chơi với cậu. Hồng có lẽ không để ý còn tôi lại âm thầm dõi theo cuộc sống của cậu. Tôi khâm phục nghị lực ở cậu bạn nhỏ bé ấy.
Một hôm, tôi đang ra vườn hái rau thì nghe tiếng nói chuyện bên nhà Hồng. Vườn nhà tôi ở sát vách nhà câu nên tiếng nói chuyện nghe rõ mồn một. Tôi kiễng chân còn nhìn thấy toàn cảnh qua khe hở. Tôi thấy Hồng đã bỏ đi khăn tang trắng, tôi nhớ ra đã gần đến ngày giỗ đầu thầy cậu. Tôi thấy bà cô Hồng mỉm cười diễn kịch, cất giọng cay độc:
-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Nét mặt Hồng hơi khác lạ, dường như phân vân điều gì đó, chắc hẳn cậu cũng muốn gặp mẹ lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn nói cô Hồng ghét mẹ cậu, bà ta chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Mẹ Hồng là một người đàn bà mang tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con bỏ cái đi tha hương cầu thực. Mọi người không ưa cô ấy, nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ của mình. Làm sao tình yêu thương, kính mến mẹ của một người con lại bị những rắp tâm dơ bẩn xâm phạm, lay chuyển? Khi tôi đang miên man suy nghĩ thì Hồng đã cười đáp lại:
– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Bà cô nghe thế vẫn dùng cái giọng ngọt ngào hỏi luôn:
– Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:
– Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào.Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:
– Sao cô biết mợ con có con?
Bà cô vốn không hề quan tâm nỗi đau của cháu ruột, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống nhưu nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:
– Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia.
– Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.
Hai người còn nói chuyện thêm nữa, nhưng tôi phải về ngay để nấu cơm cho mẹ. Tôi tần ngần rời khỏi vườn, lòng man mác buồn khi nghĩ đến khuôn mặt xót xa, đầy nước mắt của Hồng. Cùng là trẻ con nhưng cậu ấy lại không được đón nhận tình thương từ một gia đình trọn vẹn. Câu chuyện cứ quẩn quanh ám ảnh trong tâm trí tôi về số phận, cuộc đời của những hoàn cảnh bất hạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư