Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngũa vừa hay, vừa ngắn gọn lại mang ý nghĩa hàm súc khiến cho người đọc không khỏi suy nghĩ. Trong đó có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của câu nói này nhé.
Đi một ngày đàng họ một sàng khôn, “đàng” ở đây có nghĩa là đường, theo nghĩa đen thì mỗi ngày ta đi trên một đoạn đường ta lại học thêm nhiều điều mới mẻ, khiến ta khôn ngoan hơn trong giao tiếp ứng xử. Sàng hay còn gọi là tràn một vật dụng quen thuộc của người nông dân Việt Nam, họ thường dùng để sẩy thóc gạo, lọc ra những hạt sạt làm cơm gạo không ngon… Sàng trong câu tự ngữ này ý cha ông ta muốn nói là chúng ta học được, kết tinh được những hiểu biết, kinh nghiệm trong đối đãi với sự vật xung quanh.
Nghị luận xã hội câu nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ không có thời gian, không gian cụ thể, nghĩa là nó bao trùm tất cả những gì diễn ra xung quanh con người chúng ta. Mỗi ngày chúng tâ đi xa hơn, chúng ta học được nhiều điều hơn, chúng ta đúc rút được nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống xã hội.
Cuộc sống xung quanh có rất nhiều điều hay nhưng nếu ta cứ bị động vào cuộc sống, phó mặc cho tất thảy những gì diễn ra thì diễn ra, không có chí tiến thủ và chỉ biết phụ thuộc người khác. Đó không phải là những gì mà con người chúng ta đang ngày càng hoàn thiện. Chúng ta phải biết chủ động, biết chắt lọc những kiến thức, những hiểu biết tinh túy và những kiến thức nền tảng để cuộc sống của ta trở nên phong phú hơn bởi kiến thức là bao lâ, là rộng lớn còn chúng ta lại rất nhỏ bé, nếu không chủ động đi tìm ta sẽ mãi mãi chỉ là giọt nước trong lòng đại dương, tự hòa tan và làm nhụt ý chí phấn đấu của bản thân.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: “Học, học nữa, học mãi”. Nghĩa là chúng ta phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
Ngoài những kiến thức sách vở, chúng ta còn phải học rất nhiều nữa những kiến thức ngoài cuộc sống. Đó là những kiến tức thầy cô, gia đình không dạy mà chúng ta phải tự tìm hiểu, phải tự đú rút đưa ra những kinh nghiệm bản thân. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Đối với chúng ta, học, tìm tòi, sáng tạo chưa bao giờ là đủ trong thời đại này cả. Những gì chúng ta làm được, những kinh nghiệm xương máu cảu bản thân và kinh nghiệm của những anh chị đi trước, những vấp ngã đổ bể của tất cả mọi người cũng là những điều mà mỗi bản thân chúng ta cần suy nghĩ và rút kinh nghiệm.
Bạn đã từng gặp một bà cụ ăn xin ngồi bên đường hay gặp một cụ già bị đãng trí nên không nhớ nhà. Bnaj sẽ cho bà cụ một chút tiền tiêu, sẽ dẫn bà cụ kia tới phường để công an tìm cách đưa cụ về thay vì chỉ đứng nhìn người ta với ánh mắt dè bỉu không làm gì cả. Bạn cho đi sẽ có ngày bạn nhận được, không nhận được từ người này thì bạn sẽ nhận được từ người khác. Sống ở trên đời cũng phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Đó cũng được cho là một bài học khiến ta phải suy nghĩ rất nhiều.
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời xưa, chúng ta hãy phát huy và giữ gìn truyền thống đó để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã nói trong tuyên ngôn độc lập 1945. Câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã góp phần làm giàu thêm kiến thức của con người trong nhân loại.