LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự khác biệt giữa hoạt động ngôn ngữ nói với các hoạt động khác?

mọi người giúp em với ạ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
299
0
0
Kẻ bí ẩn
23/08/2018 14:06:05
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói có sớm nhất, biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Có hai loại ngôn ngữ nói: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
- Ngôn ngữ đối thoại: là hình thức có sớm nhất ở loài người. Đối thoại diễn ra giữa hai người hay một nhóm người. Đối thoại là hình thức ngôn ngữ đơn giản nhất, nó có những đặc điểm sau:
+ Có tính chất tình huống, nghĩa là ngôn ngữ trong khi đối thoại liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh diễn ra cuộc trao đổi. Nó nảy sinh, được duy trì và kết thúc tùy theo hoàn cảnh cụ thể đó. Câu nói trong đối thoại thường ở dạng rút gọn nhờ có sự hỗ trợ của những phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười.
+ Ít có tính chủ định và thường bị động. Những lời đối đáp trong đối thoại thường có tính chất phản ứng. Câu nói của người này ở chừng mực nào đó do câu nói của người kia quy định, đồng thời nó làm nảy sinh ở người kia câu nói tiếp theo.
+ Cấu trúc của ngôn ngữ đối thoại thường không thật chặt chẽ. Những lời đối đáp trong đối thoại thường không có chương trình định trước, cấu trúc của biểu đạt thường đơn giản cho nên trong ngôn ngữ đối thoại vừa có nhiều từ được rút gọn, đồng thời có thêm những từ đệm, những câu rườm rà. Những đặc điểm này làm cho người tham gia đối thoại đỡ gặp khó khăn trong khi vận dụng ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ được phát triển từ ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ độc thoại diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp giữa một người nói liên tục và những người khác nghe. Ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi người nói phải đáp ứng những yêu cầu sau: Người nói phải có sự chuẩn bị kĩ càng, chu đáo về chương trình, nội dung, lời nói phải chính xác, dễ hiểu. có khả năng truyền cảm. Trong khi nói phải theo dõi người nghe để làm sáng tỏ những vấn đề người nghe chưa rõ, điều chỉnh ngôn ngữ của mình cho phù hợp với đối tượng. Người nói phải tận dụng khả năng truyền cảm của giao tiếp không lời như âm điệu, nhịp điệu, cường độ giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ một cách phù hợp.
Ngôn ngữ viết Ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói, là biến dạng của ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ viết nảy sinh do nhu cầu giao tiếp của những người ở cách xa nhau và để lưu trữ, truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau. Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được biểu hiện bằng kí hiệu, tín hiệu, chữ viết. Ngôn ngữ viết có những đặc điểm sau: Ngôn ngữ viết đòi hỏi phải lựa chọn những từ diễn đạt sáng sủa, chính xác ý nghĩ của người viết. Các câu, các ý phải tuân theo một trình tự lôgic rất chặt chẽ, hợp lí. Ngôn ngữ viết là dạng ngôn ngữ có tính chủ định nhất. Những điều viết ra phải thể hiện được nội dung cần diễn đạt. Trong trường hợp chưa đạt yêu cầu đó, người viết phải viết lại. Sự lựa chọn như vậy thường kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ bên trong (nghĩ rồi mới viết ra).
b. Ngôn ngữ bên trong Đây là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, nó hướng vào bản thân chủ thể. Ngôn ngữ bên trong là vỏ từ ngữ của tư duy của ý thức, giúp con người tự điều khiển, tự điều chỉnh mình. Ngôn ngữ bên trong có thể biểu hiện qua ngôn ngữ thầm, không phát ra âm thanh, rút gọn và cô đọng. Nhiều thành phần trong câu bị lược đi, thường chỉ còn lại những từ chủ yếu như chủ ngữ hoặc vị ngữ, tương tự như văn phong của điện báo. Ngoài ra ngôn ngữ bên trong tồn tại như những hình ảnh thị giác, thính giác và vận động - ngôn ngữ của các từ mà con người hoàn toàn không nói ra.
Ở trẻ em, ngôn ngữ bên trong được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ bên ngoài do quá trình nội tâm hóa hoạt động tâm lý.
Trẻ em 3 tuổi sau khi nắm được một số từ và câu, thường tự nói thành tiếng với mình. Đó là biểu hiện của bước quá độ chuyển ngôn ngữ vào bình diện bên trong. Sau đó trẻ có khả năng chuyển ngôn ngữ bên trong thành ngôn ngữ bên ngoài để diễn đạt ý nghĩ và tình cảm của mình. Khi chuyển từ ngôn ngữ bên ngoài thành ngôn ngữ bên trong, trẻ thường trải qua thời kì độc thoại hay đối thoại với chính mình dưới dạng ngôn ngữ chưa rút gọn, vẫn gọi là ngôn ngữ bên ngoài, mặc dù không thành tiếng. Tiếp đó mới chuyển thành ngôn ngữ bên trong thể hiện qua ngôn ngữ thầm, không phát ra âm thanh, rút gọn và cô đọng.
Các dạng hoạt động ngôn ngữ trên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và có thể chuyển hóa cho nhau. Chất lượng của các dạng hoạt động ngôn ngữ tùy thuộc vào sự rèn luyện tích cực của mỗi cá nhân trong hoạt động và giao tiếp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư