Chùa núi Tà Cú ngụ trên đỉnh núi Tà Cú với cảnh sắc thiên nhiên,núi rừng hùng vỹ, bao la trầm mặc.Chùa Núi Tà Cú được lập dựng vào khoảng năm 1878-1880. Sư Tổ Trần Hữu Đức, húy hiệu Thông Ân, người ở xã An Dân,huyện Tuy An, Phú Yên, là người nuôi chí thoát trần, đến thiền tu ở hang động trên ngọn núi cao 694 mét này. Sư Tổ thiền tu, bốc thốc chữa bệnh cứu người. Non cao nơi đại ngàn Tà Cú thật là hùng vĩ, thơ mộng giữa rừng cây cồ thụ đại ngàn, xanh thẵm, quanh năm bốn mùa sương phủ. Nhiệt độ ở đây trong lành mát mẻ, từ 16-20 độ C. Với da dạng cảnh sắc thiên nhiên phong phú, động thực vật quý hiếm.
Chùa Núi Tà Cú, bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên ở Hàm Thuận Nam. Đến Tà Cú là đến với thế giới cõi phập trầm mặc, từ bi, đức độ, ưu ái trần gian. Với vị thế yên tĩnh, Chùa Núi Tà Cú ẩn mình trong rừng cây trùng điệp, mặt chùa hướng ra biển đông, không gian khoảng đảng, thanh tĩnh. Ngôi Chùa cổ này, hoà quyện vào cảnh sắc thiên nhiên, nơi lâm sơn, thị tịch. Bên tả, hữu của chùa là hai dòng suối nhỏ uốn quanh, nước trong vắt, chảy ra từ lòng núi, mang hương vị ngọt mát, của hương sắc núi rừng.
Tương truyền, thửa xưa, nơi Sư Tổ thiền tu là một hang sâu thăm thẵm, có nhiều mỏm đá hoa cương tuyệt đẹp, hang động trên đại ngàn có ngõ ngách, thông ra biển Kê Gà. Hang Tổ huyền bí trên núi ngàn Tà Cú, vẫn còn bí ẩn hàng trăm năm nay chưa được khám phá.
Phong cảnh “song lâm thị tịch, tịnh độ nhân gian” của ngôi chùa cổ Linh Sơn Trường Thọ là cảnh sắc độc đáo ở vùng non cao thăm thẵm. Giỗ Tổ khai sơn ở chùa, hàng năm được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 âm lịch, để ghi nhớ công lao lập dựng ngôi chùa cổ này của Sư Tổ trên vùng núi cao, địa linh nhân kiệt.
Huyền thoại về Sư Tổ khai sơn xa xưa là người thiên tu huyền bí, quanh năm Ngài chỉ ăn hoa quả, hương hoa cây rừng, để tu hành nơi chốn cõi Phật. Sư Tổ từ bi đức độ, có tài bốc thưốc chữa bệnh, cứu người bằng lá cây rừng trên núi cao Tà Cú. Tương truyền niên hiệu Tự Đức thứ 33, vào khoảng năm 1848-1883, Hoàng Thái Hậu, tức bà Từ Cung, mẹ Vua Tự Đức, tại cung đình Huế lâm bệnh nặng, Vua ra chiếu cho quân thần và ban dân trong nước, nếu ai chữa trị thuốc thang, cứu được Hoàng Thái Hậu thì sẽ được Triều Đình trọng thưởng. Sư Tổ Trần Hữu Đức bèn cho các vị sư, mang linh dược quý về chuẩn y, “cảm ứng đạo giao nang tư nghì”, cho Hoàng Thái Hậu uống. Được uống thuốc của Sư Tổ chữa trị bà khỏe hẳn. Vua Tự Đức ghi ơn, ân tứ cho Sư Tổ bằng việc ban tặng cho ngôi chùa cổ trên núi Tà Cú bằng cái tên quý giá “Linh Sơn Trường Thọ”. Ngôi Chùa cổ độc đáo này được mang tên linh thiêng của Vua ban từ đó.
Chùa Linh Sơn Trường Thọ xây dựng theo lối kiến trúc cổ của Phật giáo phương Đông, chùa cổ có nhiều cột, kèo, xuyên, trếng, được chạm trồ hoạ tiết tứ linh, “long, lân, quy, phượng” mái chùa lợp ngói âm dương, theo bảy góc uốm lượn hình rồng. Thề hiện sự thanh thoát trần gian, an hoà trong thế gian trầm mặc. Bằng kỹ xão điêu luỵện, bàn tay khéo léo của nghệ nhân cổ xưa, đã kiến tạo, ngôi chùa cổ Linh Sơn Trường Thọ, là kiệt tác về kiến trúc cổ độc đáo của Phật giáo còn lưu lại đến ngày nay.
Đặc biệt, nét độc đáo nhất của ngôi chùa cổ này là pho tựơng Thích Ca Mô Ni nhập niết bàn, nằm nghiêng, gối đầu lên tay, dài 49 mét, cao 11 mét, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra biển đông, được xây dựng vào những năm 1960, thế kỹ XX, do kiến trúc sư Dương Đình ý, (người Việt Nam) kiến tạo.
Thích Nữ Ba La – Trụ trì Chùa Linh Sơn Trường Thọ cho biết: “Tựợng phật, là công trình kiến trúc đồ sộ, bao dung, nơi chốn sơn lâm tịnh mịch, an tư. Tượng trưng đủ hình tứ lục và bảy chúng Phật tử theo triết lý đạo Phật. Tượng Thích Ca nhập niết bàn dài 49 mét, ở chốn sơn lâm, tĩnh mịch, hoà quyện vào cảnh sắc thiên an hoà, là tâm linh của Phật giáo, luôn tĩnh tâm, hướng thiện”...
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX, bằng nhiều công sức lao động, sáng tạo của dân chúng Phật tử. Họ vận chuyển thủ công bằng khuân vác, quang gánh, kéo dây để đưa hàng trăm tấn cát, xi năng, sắt thép, lên đỉnh núi cao Tà Cú, hoà trộn với đá hoa cương trên núi để sáng tạo nên công trình nghệ thuật tuyệt trần, tượng Phật Thích Ca Mô Ni nhập niết bàn, mang đậm bản sắc văn hoá, kiến trúc xây dựng của Phật giáo còn lưu lại cho muôn đời sau.
Anh Uzo igo - Du khách Nga nói: “Cảm nhận của tôi về tượng phận dài 49 mét này rất ấn tượng và độc đáo; bề thế về hình dạng và kiến trúc.Thể hiện bàn tay và khối óc của người Việt Nam đối với tâm linh Phật giáo”...
Thắng cảnh Chùa Linh Sơn Trường Thọ còn nổi tiếng với cụm tượng Tam Thế Phật độc đáo theo lối kiến trúc kỹ xảo, nằm phía dưới, cách tượng Phập Bà 100 mét. Đó là pho tượng A-Di-Đà cao 7 mét, độ lượng bao dung, ưu ái trần gian; tượng Quan Âm và Thế Chí cao 6 mét được kiến tạo bằng chất liệu đá hoa cương và xi măng bê tông, nổi bật lên những đường nét kiến trúc tinh xão, trên một nền trắng tinh khiết, giữa phong cảnh núi rừng, xanh ngắt, trùng điệp đại ngàn. Quan Âm, Thế Chí là biểu tượng của lòng từ bi, đưa tâm linh con người hướng thiện,cầu siêu cho con người trần ai, đau khổ về thế giới hạnh phúc, an lành.
Để bảo tồn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cổ kính của Chùa Núi Tà Cú và di sản lịch sử-văn hoá quý giá này, hiện nay Chùa Linh Sơn Trường Thọ được Sư Thích Nữ Ba La, trụ trì trùng tu, xây dựng lại theo hướng bảo tồn tái tạo vóc dáng, đường nét độc đáo của ngôi chùa cổ ngày xưa. Chùa có dáng vẻ uy nghi hơn song vẫn bảo tồn được những vẻ đẹp cổ kính của nét son Linh Sơn Trường Thọ Tự ban đầu. Phần chánh điện,tháp sen, mái chùa, nơi tôn thờ Phật Tổ, cầu kinh, niệm phật được xây dựng lại theo lối kiến trúc cổ, chạm trổ hình rồng “tứ linh” tạo thêm vẻ tôn nghiêm cổ kính. Những nghệ nhân khéo léo từ Huế vào thi công, xây dựng.
Đặc biệt hiện nay Chùa Linh Sơn Trương Thọ có thêm nét mới là những pho tượng Phật Tổ Thích Ca, tượng Sư Tổ, các vị tăng ni được tái tạo lại bằng những tuyệt tác điêu khắc bằng đá hoa cương trên núi Tà Cú. Những tảng đá hoa cương tuyệt đẹp trên núi ngàn, được bàn tay khéo léo của nghệ nhân từ Hội An, đến đây phục chế. Chùa Núi Tà Cú.