1. Trình bày thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta
Hiện nay môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái.Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu,kẽm và chất thải sinh hoạt.Các chất rắn lơ lửng như Si,NO 3,NH4, và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại.Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ,nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản cũng bị ônhiễm. Hàm lượng chất bảo vệ thực vật chủng andrin và endrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép.Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm rõ rệt.Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11.4 -11.83 mg/kg thịt ngao),thấp nhất là tại trà cổ (1.54 mg/kg).Các chất andrin,endrin,dierin,đặc biệt là andrin và endrin có hầu hết ở các mẫu phân tích,biến đổi từ 0.12 đến 3.11 mg/kg. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tài vùng biển nam trung bộ,đặc biệt là tại Khánh Hòa,Ninh Thuận,Bình Thuận.Thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều nam trung bộ.Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột màu xám đen trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối.Thiệt hại của thủy triều đỏ gây ra là rất lớn.Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại với mật độ 2 x 104 tế bào/lít.Hiện tượng
thủy triều đỏ xảy ra ở vùng biển Bình Thuận đã tiêu diệt tôm,cua,cá,san hô,rong cỏ biển. Theo số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% ô nhiễm biển đại dương có nguồn gốc từ đất liền,xuất phát từ chất xả thải của các thành phố,thị xã,thị trấn,từ các ngành công nghiệp,xây dựng,hóa chất…trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh,xả thải ra biển và đại dương với 1 lượng lớn các chất bồi lắng,hóa chất kim loại,nhựa,cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ Hàng năm,trên 100 con sông nước ta thải ra biển 880 km 3 nước,270 -300 triệu tấn phù xa,kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ,dinh dưỡng,kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung,từ các khu công nghiệp và đô thị,từ các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp.Dự tính chất lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ,trong đó dầu khoảng 35.160
tấn/1ngày,nitơ tổng số 26-52 tấn/1ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. Nước biển của 1 số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6.3-8.2.Chất lượng môi trường
biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy gây tổn thất về đa dạng vùng bờ.Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ.Hiệu suất khai thác hải sản giảm rõ rêt,thêm vào đó,tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất hủy diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện,chất nổ,đèn cao áp quá công suất cho phép …làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ khiến cho nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng,sản lượng và kích thước cá đánh bắt Các vùng biển,đặc biệt là nước biển tại các vùng lân cận các mở sa khoáng titan,trong điều kiện môi trường thủy địa hóa thuận lợi,các chất phóng xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển,gây ô nhiễm nước biển. Các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng,nạo vét luồng lạch,đổ phế thải.Độ đục nước vùng cảng hải phòng 0.42mg/l,cảng Cái Lâm 0.6mg/l,cảng Vũng Tàu 0.52 mg/l,cảng Vietso Petro 7.57 mg/l.Mặt dầu loan ngăn chặn không khí hòa tan vào nước nên hàm lượng ôxy trong nước thấp,trung bình 3.3 -10.9 mg/l vào mùa khô và 1.16 – 6.1mg/l vào mùa lũ,trong đó nhu cầu ôxy rất cao cần tới 13.6 -31mg/l.Ở 1 số cảng đáng báo động là hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép,cảng Vũng Tàu vượt 3.1 lần,cảng Nha Trang vượt 1.1 lần. Môi trường biển bị ô nhiễm đã dấn tới sự suy thoái đa dạng sinh học biển,điển hình là hệ sinh thái san hô.Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô,nếu hệ sinh thái này bị mất,biển nước ta có nguy cơ trở thành thủy mạc không còn tôm cá nữa.Theo số liệu của tổng cục biển và hải đảo Việt Nam đến nay có khoảng 20% rạn san hô sống nghèo (độ phủ
0.25%),60% thuộc loại thấp (26 -50%),17% còn tốt (51 – 75%) và chỉ có 3%
rất tốt (trên 75%)