Khi rút gọn thành phần chủ ngữ, câu rút gọn có dụng ý gìCâu 2. Khi rút gọn thành phần chủ ngữ, câu rút gọn có dụng ý gì? A. Thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ đã dùng trước đó. B. Ngụ ý hành động, đặc điểm được nói đến trong câu là của chung mọi người. C. Làm cho câu ngắn gọn, dễ hiểu. D. Làm cho câu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Câu 3. Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội là gì? A. Phản ánh và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và lao động sản xuất. B. Tôn vinh những giá trị của con người, đưa ra những phẩm chất và lối sống mà con người cần có. C. Diễn tả thế giới tâm hồn, tình cảm của người dân xưa. D. Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng và ước mơ về một xã hội công bằng của người xưa. Câu 4.Thế nào là tục ngữ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của đời sống. C. Là một thể loại văn học dân gian. D. Cả ba ý trên. Câu 5. Câu tục ngữ nào trong các câu sau đây trái nghĩa với câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? A. Uống nước nhớ nguồn B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. C. Ăn cháo đá bát. D. Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi. Câu 6. Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” chủ yếu sử dụng thao tác nghị luận nào? A. Giải thích B. Chứng minh C. Bình luận. D. Phân tích. Câu 7. Trong các câu sau, câu nào không là câu rút gọn? A. Người ta là hoa đất. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 8. Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ? A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai. B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như tấc vàng. C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất. D. Cả 3 ý trên. Câu 9. Tác dụng nào sau đây không phải là của câu đặc biệt? A. Bộc lộ cảm xúc. B. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu. C. Làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh bị lặp các từ ngữ đã dùng trước đó. D. Gọi- đáp. Câu 10.Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện? A. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. B. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. C. Bằng những ngôn từ sắc bén, bài báo đã phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội xưa. D. Tôi với Nam cao bằng nhau. Câu 11. Trong những câu sau câu nào không phải câu rút gọn A. Học ăn, học nói nói, học gói, học mở.. B. Người ta là hoa đất. C. Ăn trông nối ngồi trông hướng. D. Có công mài sắt có ngày nên kim. Câu 12. Câu văn sau đây có mấy thành phần trạng ngữ? “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khắn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” A. Một trạng ngữ B. Hai trạng ngữ C. Ba trạng ngữ D. Bốn trạng ngữ Câu 13. Nhận xét nào sau đây Không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ thuyết phục B. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa. C. Tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó. Câu 14. "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào ? A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C. Vị ngữ D. Bổ ngữ Câu 15. Trường hợp nào sau đây là tục ngữ? A. Năm thì mười họa B. Khỏe như voi. C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Bình chân như vại. |