Đọc đoạn trích sau----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: (1) Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn? Nhiều người tin rằng “có”. Nhưng các nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra rằng tiền bạc dồi dào hơn chi hạnh phúc hơn rất it so với những người có thu nhập thấp, thậm chí ít hơn. Tính trung bình, dân Mĩ giàu hơn dân Niu Di-lân nhưng họ không hạnh phúc hơn. Hay dân ở Áo, Pháp và Đức dường như cũng chẳng hạnh phúc hơn là bao so với dân ở những nước nghèo hơn như Bờ-ra-xin, Co-lom-bi-a và Phi-líp-pin. (2) Tuy nhiên, so sánh giữa các nước có nền văn hoá khác nhau thì rất khó. Song nếu so sánh các mức thu nhập ở cùng một nước trong các thời điểm khác nhau thì cũng cho thấy tăng thu nhập không làm thay đổi đáng kể hạnh phúc của con người (trừ mức thu nhập quá thập). Ngày nay, dân Mĩ giàu có hơn so với 50 năm trước nhưng họ không hạnh phúc hơn. Một gia đình Mĩ thu nhập trung bình khoảng 50 000 - 90 000 USD/năm có mức hạnh phúc gần giống với mức của những hộ gia đình Mĩ khá giả thu nhập gia đình hơn 90 000 USD/năm. Theo khảo sát mới đây của tờ Nam Phương cuối tuần (Quảng Châu, Trung Quốc), những triệu phú ở Trung Quốc (có mức tài sản trung bình là 2,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 275 triệu USD) vẫn cảm thấy bất an và lo lắng mặc dù họ có vị thế xã hội và được hưởng cảm giác thỏa mãn mà tài sản của họ mang lại. (3) Giáo sư Đa-ni-ơn Ka-nơ-men ở Mĩ - chủ nhân giải No-ben Kinh tế 2002 - và các nhà nghiên cứu khác đã thử đo tình trạng hạnh phúc của con người bằng cách hỏi họ về trạng thái của họ vào những lúc nghỉ ngơi trong ngày. Số liệu nghiên cứu đưa ra trong bài báo được xuất bản trên tờ Science số ra ngày 30/06/2006 khẳng định rằng có rất ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc. Ngược lại, Ka-nơ- men và các cộng sự còn phát hiện ra rằng những người có thu nhập cao hơn thường dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động gắn với những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và stress. Thay vì dành nhiều thời gian hơn để giải trí, họ thường phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc và đi làm. Họ thường xuyên ở những trạng thái như thù địch, giận dữ, lo lắng và căng thẳng. (Theo Thương Vũ, Tuổi Trẻ Online, 13/5/2007) Câu 1. Những bằng chứng nào được tác giả đưa ra để chứng minh rằng: “có rất ít sự tương quan giữa thị nhập và hạnh phúc”? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. DE 7 nặng của tác giả với cảnh sắc và con 6 |