Chúng ta không bao giờ được quên rằng chúng ta vẫn có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc đời này ngay cả khi đối diện với mộtChúng ta không bao giờ được quên rằng chúng ta vẫn có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc đời này ngay cả khi đối diện với một tình huống vô vọng, với một số phận không thể thay đổi. Vì điều quan trọng là chúng ta sẽ thấy được năng lực thực sự của bản thân, vốn có thể thay đổi bi kịch cá nhân thành chiến thắng, biến hoàn cảnh nghiệt ngã thành sự mạnh mẽ của bản thân. Khi chúng ta không còn khả năng thay đổi hoàn cảnh – như mắc phải căn bệnh nan y, chẳng hạn ung thư giai đoạn cuối – nghĩa là chúng ta đang được thử thách để thay đổi chính mình. Cho phép tôi trích dẫn một ví dụ để làm rõ luận điểm trên: Có lần, một bác sĩ đa khoa đã nhờ tôi tư vấn vì mắc chứng trầm cảm. Ông không thể vượt qua nỗi đau mất vợ hai năm trước, bà ấy là người ông yêu thương nhất đời. Giờ thì tôi có thể làm gì giúp ông? Tôi nên nói điều gì? Và tôi không nói gì với ông ngoại trừ một câu hỏi: “Bác sĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu như ông chết trước và vợ ông là người ở lại?”. “Ò” — Ông thốt lên, “điều đó thật khủng khiếp đối với bà ấy; làm sao bà ấy có thể chịu đựng nổi!”. Tôi đáp lời ông:“Ông thấy đó, bác sĩ, bà ấy không phải chịu nỗi đau đó và ông đã là người gánh chịu thay cho bà, vì vậy, việc giờ đây ông phải sống và nhớ thương bà ấy là có ý nghĩa sâu sắc của nó”. Ông ấy không nói gì mà chỉ nắm lấy tay tôi rồi thanh thản rời khỏi phòng. Theo cách nào đó, một người sẽ không còn cảm thấy đau khổ nữa ngay vào thời khắc họ tìm thấy ý nghĩa nào đó cho cuộc sống của mình, chẳng hạn như ý nghĩa của sự hi sinh. (Trích “Đi tìm lẽ sống”, Viktor E. Frankl, NXB Tổng hợp TPHCM, trang 155-156) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2: Theo tác giả, khi chúng ta phải đối diện với một tình huống vô vọng, một số phận không thể thay đổi, chúng ta nên làm gì để tìm thấy ý nghĩa cuộc đời này? Câu 3: Anh/ chị có hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả văn bản: “Khi chúng ta không còn khả năng thay đổi hoàn cảnh” nghĩa là “chúng ta đang được thử thách để thay đổi chính mình”? Câu 4: Cách tác giả tư vấn cho bác sĩ y khoa bị mắc chứng trầm cảm gợi cho anh (chị) thông điệp gì? |