Chọn đáp án đúngmọi ng khoanh giùm mình II. Phần truyện hiện đại: Câu 1 : Truyện ngắn Làng được viết trong hoàn cảnh nào ? A. Trong kháng chiến chống Mĩ B. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp C. Khi miến Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội D. Trong thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp Câu 2 : Nội dung chủ yếu của truyện ngắn Làng là gì ? A. Tình yêu làng của người nông dân B. Tình yêu nước của người nông dân C. Tinh thần kháng chiến của người nông dân D. Cả A,B,C Câu 3 : Tình huống truyện nào đã bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai ? A. Khi ông đi tản cư kháng chiến B. Khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, lập tề C. Khi tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính D. Khi ông phải ở nhà của một mụ chủ nhà đanh đá, hay cạnh khóe Câu 4 : Tâm lí của nhân vật ông Hai trong đoạn trích được thể hiện qua những yếu tố nào ? A. Hành động, cử chỉ. B. Những lời đối thoại C. Những lời độc thoại D. Gồm cả A,B,C Câu 5 : Chi tiết “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được” nói lên tâm trạng gì của ông Hai ? A. Vui mừng vì nghe được những tin tức chiến thắng nghe được ở phòng thông tin. B. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây C. Cảm động vì được gặp lại những người cùng làng lên tản cư D. Tức giận vì những người tản cư nói xấu về dân quân làng Chợ Dầu Câu 6 : Trong các câu sau, câu nào là ngôn ngữ trần thuật của tác giả ? A. Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ. B. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! C. Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ D. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Câu 7 : Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” phản ánh điều gì ? A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng. B. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm cả tình yêu làng quê C. Ông sẽ không bao giờ quay về làng ở nữa. D. Ông căm thù làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Câu 8 : Hai câu “Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?” thuộc kiểu ngôn ngữ nào ? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả Câu 9 : Các câu sau trong truyện ngắn Làng, câu nào là độc thoại nội tâm ? A. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. B. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. C. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. D. Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư. Hay đáo để. Câu 10 : Trong truyên ngắn Làng, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ quần chúng để trần thuật, đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 11: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ? A. Bị ám ảnh và lo sợ bọn Tây và bọn Việt gian bán nước. B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó nói tụ tập và nói chuyện về việc làng mình theo giặc. C. Đau xót, tủi hổ về cái tin làng mình theo giặc. D. Bàng hoàng, đau đớn, tủi nhục, lo lắng và ám ảnh nặng nề. Câu 12: Qua truyện ngắn Làng có thể thấy cơ sở nào quan trọng nhất để Kim Lân khắc họa thành công nhân vật ông Hai ? A. Yêu tha thiết làng quê và đất nước, thuỷ chung với kháng chiến. B. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian theo Tây. C. Am hiểu sâu sắc nông thôn và đời sống tinh thần của người nông dân. D. Am hiểu những người cán bộ cách mạng, am hiểu kháng chiến Câu 13: Ý nào không phù hợp với những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Làng ? A. Miêu tả thiên nhiên sinh động. B. Xây dựng tình huống tâm lí nhân vật đặc sắc. C. Sử dụng ngôn ngữ nhân vật quần chúng. D. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật. Câu 14: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về điều gì ? A. Về danh dự và lòng tự trọng của một người dân làng Chợ Dầu đã đi tản cư xa làng. B. Về danh dự và lòng tự trọng của những người đàn bà tản cư chứng kiến một làng quê theo tây. C. Về danh dự và lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. D. Về danh dự và lòng tự trọng của những cán bộ kháng chiến đang bám trụ ở làng quê. Câu 15: Tình huống truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì ? A. Nội dung cuộc nói chuyện giữa bác lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư trẻ và ông hoạ sĩ già. B. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên. C. Câu chuyện anh thanh niên kể về ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sapa và nhà khoa học. D. Câu chuyện anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tự kể về cuộc đời mình. Câu 16: Nhận định nào không đúngnhững biểu hiện chất trữ tình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa ? A. Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng qua cái nhìn của ông hoạ sĩ. B. Vẻ đẹp của cuộc sống và công việc giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên. C. Công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động vỏ quả đất của anh thanh niên. D. Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật về anh thanh niên. Câu 17: Trong Lặng lẽ Sa Pa, theo em thử thách lớn nhất với anh thanh niên trên trạm khí tượng là gì? A. Công việc vất vả nặng nhọc. B. Thời tiết khắc nghiệt. C. Sự cô đơn, vắng vẻ. D. Cuộc sống thiếu thốn Câu 18: Trong Lặng lẽ Sa Pa, những câu văn "Giọng cười đầy tiếc rẻ", "Những người con gái sắp xa ta biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy" là nhận xét của ai? A. Người kể chuyện. B. Bác lái xe. C. Ông hoạ sĩ. D. Cô kĩ sư. Câu 19: Nội dung của câu văn: "Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu" là gì? A. Giới thiệu hoàn cảnh sống. B. Giới thiệu cách sống. C. Giới thiệu công việc của anh thanh niên. D. Giới thiệu điều kiện khí tượng. Câu 20: Ý nghĩa của truyện Lặng lẽ Sa Pa là gì? A. Có những công việc luôn gây nhàm chán, đau khổ cho con người. B. Ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. C. Chỉ những việc nhàn nhã mới đem lại hạnh phúc cho người lao động. D. Thương cảm cho những con người làm việc gian khổ và cô đơn. Câu 21: Những câu văn sau cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên: "Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ..... hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy." A. Dũng cảm B. Khiêm tốn . C. Chăm chỉ . D. Cởi mở . Câu 22: Ai là người kể chuyện trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa? A. Bác lái xe. B. Cô gái. C. Tác giả. D. Ông hoạ sĩ. Câu 23: Trong Lặng lẽ Sa Pa nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào? A. Tự giới thiệu về mình. B. Hiện ra từ sự nhìn nhận của các nhân vật khác. C. Được tác giả miêu tả trực tiếp. D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ. Câu 24: Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai? A. Tác giả B. Anh thanh niên C. Bác lái xe D. Ông họa sĩ già Câu 25: Anh thanh niên tự nhận xét như thế nào về yêu cầu công việc anh đang làm ? A. Tỉ mỉ và chính xác B. Có tinh thần trách nhiệm cao C. Chịu khó, nỗ lực D. Có ý thức tự giác làm việc Câu 26: Câu nói: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” thể hiện quan niệm gì của anh thanh niên về công việc của mình ? A. Công việc là trách nhiệm. B. Công việc là niềm vui sống C.Công việc là người bạn thân thiết D. Công việc làm cho anh vơi bớt cô đơn. Câu 27: Chi tiết nào trong văn bản Lặng lẽ Sapa thể hiện rõ nhất vẻ đẹp nên thơ của Sapa ? A. Vườn hoa lay-ơn, thược dựợc, hoa hồng… đầy màu sắc, rực rỡ trong khu vườn của anh thanh niên B. Khung cảnh thiên nhiên lúc một giờ sáng với cái im lặng bị gió chặt ra từng khúc ném vứt lung tung. C. Cảnh vật thiên nhiên dưới cái nhìn của ông họa sĩ khi xe vừa đến Sapa. D. Những dinh thự cũ kĩ, rêu phong mang màu sắc cổ xưa đặc trưng của cảnh vật Sapa. Câu 28: “Họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ để khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”. Câu văn trích dẫn biểu đạt tình cảm, thái độ gì của ông họa sĩ ? A. Lòng yêu mến, cảm phục những con người cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc. B. Lòng yêu mến, cảm phục anh thanh niên đã tích cực, tự giác làm việc trong điều kiện khó khăn. C. Lòng khâm phục ý chí, nghị lực của anh thanh niên khi sống và làm việc một mình trên núi cao. C. Lòng tự hào về những con người đang âm thầm sống và làm việc phục vụ nhân dân, Tổ quốc. Câu 29: Nội dung chính của đoạn văn sau là gì? “Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run.” A. Sự hiểu lầm của bé Thu với ông Sáu. B. Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy đứa con. C. Nỗi nhớ thương của ông Sáu đối với con gái. D. Sự ngạc nhiên của bé Thu khi nhìn thấy cha mình Câu 30: Vì sao anh Sáu chỉ đứng nhìn con trước lúc chia tay? A. Anh sợ bé Thu dãy lên, lại bỏ chạy. B. Anh giận con mình bưởng bỉnh. C. Anh không muốn bị quá xúc động khi ôm con. D. Anh cố kìm nén sự xúc động trước lúc ra đi. Câu 31: Các chi tiết sau thể hiện tính cách gì của nhân vật bé Thu? - Chỉ nói trổng với ông Sáu, nhất định không chịu gọi ba. - Nhất định không nhờ ông Sáu chắt nước giúp khi nồi cơm đang sôi. - Hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé. - Bỏ về nhà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rang thật to. A. Láu cá. B. Ương ngạnh. C. Lém lỉnh D. Hư hỗn. Câu 32: Tình huống trong truyện ngắnChiếc lược ngà có tính chất gì? A. Bất ngờ. B. Éo le C. Bình thường D. Tưởng tượng Câu 33: Từ "xuồng" trong câu “Xuồng vào bến...” đồng nghĩa với từ nào dưới đây? A. Thuyền B. Tàu sông C. Tàu biển D. Ca nô Câu 34: Có ý kiến cho rằng: Khi hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm, khi bị đánh mắng, khi nó lặng lẽ nhặt lại cái trứng cá đặt vào bát, bỏ ra xuồng, chèo về bên ngoại là lúc bé Thu bày tỏ tình yêu thương mãnh liệt và tức tưởi đối với người ba trong tấm ảnh của mình. Em thấy ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 35: Khi chứng kiến cảnh cha con ông Sáu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì? A. Xúc động nghẹn ngào. B. Giận dữ, phẫn uất. C. Sung sướng đến khó tả. D. Đau đớn đến tột cùng. Câu 36: Chi tiết nào không phải là sự thể hiện nỗi niềm thương nhớ, khao khát tình cha con của anh Sáu ? A. Vội vã nhảy lên bờ khi xuồng chưa cập bến. B. Suốt mấy ngày ở nhà quan tâm, chờ đợi con bé gọi một tiếng “Ba”. C. Trong buổi sáng chia tay anh Sáu chỉ đứng từ xa nhìn con, khe khẽ chào “Thôi ba đi nghe con.” D. Ở chiến khu dồn hết tình yêu thương làm chiếc lược ngà. Câu 37: Câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Nói quá D. Chơi chữ Câu 38: Vì vết thẹo trên mặt anh Sáu nên bé Thu không nhận anh Sáu là cha. Điều đó có ý nghĩa gì ? A. Bé Thu không tin anh Sáu là cha nó, căm ghét anh Sáu B. Bé Thu không tin cha mình còn sống trở về thăm mẹ con nó. C. Bé Thu không muốn san sẻ tình yêu người cha trong ảnh cho anh Sáu. D. Bé Thu không muốn anh sáu hiện diện trong ngôi nhà của mẹ con nó. III. Phần Tiếng Việt, TLV Câu 1: Lời trao đổi của nhân vật trong văn bản tự sự thường được dẫn bằng cách nào ? A. Gián tiếp B. Trực tiếp Câu 2:Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhân ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong văn bản tự sự : A. Thường được tách ra như kiểu viết đoạn văn B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói C. Cả A và B đều đúng B. Cả A và B đều sai Câu 3: Trong các câu thơ trích Truyện Kiều dưới đây, từ hoa nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Nặng lòng xót liễu vì hoa - Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa B. Hoa cười ngọc thốt đoan trang - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. C. Cỏ non xanh rợn chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa D. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia - Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai . Câu 4 : Ý nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự ? A. Để dễ ghi nhớ nội dung văn bản B. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản C. Giúp ngưòi đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản D. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người tóm tắt. Câu 5: Ý nào nói không đúng những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự ? A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ B. Nêu được các nhân vật và sự việc chính của văn bản C. Thêm vào văn bản tóm tắt một vài chi tiết nhỏ D. Không thêm vào văn bản tóm tắt suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt. Câu 6: Từ các từ điện thoại, kinh tế, sở hữu, tri thức, trí tuệ, thẻ, đặc khu, di động, người ta có thể tạo ra bao nhiêu từ mới bằng phương thức ghép hai từ ? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Câu 7: Nhận định nào dưới đây nói đúng về việc mượn từ trong tiếng Việt ? A. Chỉ có tiếng Việt mới vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác B. Tiếng Việt vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do bị ép buộc C. Tiếng Việt vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. D. Ngày nay tiếng Việt rất phong phú, không cần vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác. Câu 8 : Trong các câu dưới đây, câu nào có chứa từ Hán Việt : A. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. B. Nao nao dòng nước uốn quanh C. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa D. Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng Câu 9 : Chọn từ ngữ nào dưới đây để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh định nghĩa về thuật ngữ : Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm ................., thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. A. Khoa học, kĩ thuật B. Khoa học, đời sống C. Khoa học. thường thức D. Khoa học, công nghệ Câu 10 : Ý nào dưới đây nói không đúng đặc điểm của thuật ngữ : A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm B. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. C. Thuật ngữ không có tính biểu cảm D. Một thuật ngữ có thể được dùng trong 2 ngành khoa học Câu 11 : Phương án nào dưới đây là khái niệm của thuật ngữ khí áp : A. Là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác B. Là lực hút của trái đất C. Là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất. D. là hiện tượng trong đó sinh ra chất mới. Câu 12 : Phương án nào dưới đây là định nghĩa đúng nhất của thuật ngữ cá trong sinh học : A. Là những động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. B. Là những động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng phổi. C. Là những động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng phổi hoặc bằng mang. D. Không thuộc một trong ba trường hợp trên. Câu 13 : Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì ? A. Phaỉ có vốn từ ngữ phong phú, viết đúng các kiểu câu. B. Phải nắm được nét chung về nghĩa của các từ C. Phải biết xác định đúng từ loại của từng từ, tạo lập được các cụm từ D. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách sử dụng từ Câu 14 : Ông Phạm Văn Đồng nói rằng một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng ? A. Hiện tượng đồng nghĩa của từ B. Hiện tượng từ nhiều nghĩa C. Hiện tượng đồng âmcủa từ D. Hiện tượng trái nghĩa của từ |