Tuấn Sơn | Chat Online
14/02/2020 07:18:47

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “ một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”


 

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

----------------------------------

ĐỀ LUYỆN SỐ 4

NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài 120 phút

--------------------------

Phần I (5 điểm) :

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “ một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”.

(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)

1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.

3. Cho câu văn: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn  văn  diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)

Phần II (2 điểm) :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

1. Đoạn  trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

            2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". 

            Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?

Phần III (2 điểm) :

            Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.

            Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.

----------------Hết---------------

 

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

----------------------------------

ĐỀ LUYỆN SỐ 5

NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài 120 phút

--------------------------

 

 

Phần I. (4,0 điểm). Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

(Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)

1.    Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

2.    Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh nhạy bén với cái mới”, còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?

3.    Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21?

Phần II: (6 điểm)

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?

Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.

Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

 

 

 

 

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

 

ĐỀ LUYỆN SỐ 6 MÔN NGỮ VĂN 9

Năm học 2019 - 2020

 

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

 

Thời gian làm bài : 120 phút

 

 

 

ĐỀ BÀI

PHẦN I: (6,5 điểm).                                            

Cho đoạn thơ sau:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

         Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

     Tin sương luống những rày trông mai chờ.

                                                    Bên trời góc bể bơ vơ,

                                             Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

                                             Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

                                                    Sân lai cách mấy nắng mưa,

                                             Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

( Ngữ văn 9 , tập một)

1.    Đoạn thơ trên nằm ở đoạn trích nào trong Truyện Kiều? “ người dưới nguyệt chén đồng” và “ người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là những ai?(1 điểm)

2.    Nêu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Truyện Kiều?(1 điểm)

3.    Chỉ ra một thành ngữ có trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó?(1 điểm)

4.    Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu trong đó sử dụng một câu ghép, lời dẫn trực tiếp để làm rõ nỗi nhớ thương của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.(3,5 điểm).

 

PHẦN II: (2 điểm).

      Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, theo tác giả Vũ Khoan: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”

       Từ ý kiến trên, bằng một bài nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

 

PHẦN III: (1,5 điểm)

Cho đoạn thơ:

                                      “ Đất nước

                                         Bốn ngàn năm không nghỉ.”

( Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi – Nam Hà)

1.    Những câu thơ trên khiến em liên tưởng đến khổ thơ nào trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải? Hãy chép lại khổ thơ đó?(0.5 điểm)

2.    Nêu cảm nhận ngắn gọn về hình ảnh đất nước trong khổ thơ vừa chép?(1 điểm)

 

..............Hết...................

 


 

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn