I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán chiếm lại được nước ta và vẫn giữ nguyên
A. Âu Lạc. B. Châu Giao. C. Giao Chỉ. D. Giao Châu.
Câu 2. Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là
A. thuế thân, thuế muối. B. thuế ruộng, thuế sắt. C. thuế muối, thuế sắt. D. thuế chợ, thuế đò.
Câu 3. Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất............các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ”
A. Âu Lạc cũ. B. Nam Việt. C. Đại Việt. D. Âu Lạc.
Câu 4. Kỹ thuật trồng cam rất đặc biệt của người Giao Châu là
A. kỹ thuật ghép cây. C. kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”
B. kỹ thuật dâm chiết cành. D. kỹ thuật phân bón và chọn cây giống.
Câu 5. Để tăng cường bộ máy thống trị đối với nhân dân ta nhà Hán đã
A. biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc. C. bắt dân ta cống nộp cả những thợ thủ công giỏi.
B. đưa người Hán sang sống với nhân dân ta. D. đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh.
Câu 6. Mặc dù bị nhà Hán kiểm soát gắt gao việc sử dụng đồ sắt nhưng vì sao nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển?
A. Do nhu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
B. Do nhân dân ta vẫn khai thác được sắt.
C. Do công cụ sắt sắc bén và cứng hơn đồng.
D. Do nguyên liệu sắt quý hiếm nhưng dễ khai thác.
Câu 7. Ý nào sau đây không phải là thủ đoạn để “đồng hóa” dân tộc ta của nhà Hán?
A. Tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu.
B. Buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán.
C. Dạy cho dân ta biết tiếng Hán để dễ dàng giao lưu.
D. Buộc dân ta tuân theo luật lệ, phong tục, tập quán Hán.
Câu 8. Nguy cơ lớn nhất của nhân dân ta khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ là
A. mất nhà cửa. B. mất nước. C. mất của cải. D. mất người thân.
Câu 9. Mục đích thâm độc nhất mà chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán ở nước ta là
A. tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của chúng.
B. tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.
C. bắt dân ta học, nói chữ Hán, quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.
D. đồng hóa dân tộc ta
Câu 10. Nhân dân ta ở các làng xã, vẫn giữ được phong tục tập quán cổ truyền của mình đó là
A. xăm mình, nhuộm răng, búi tóc, đi chân đất.
B. xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu cau, làm bánh chưng, bánh giày..
C. xăm mình, nhuộm răng, phụ nữ mặc yếm và váy, đi guốc ngà.
D. xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu cau, cà răng, căng tai.
Câu 11. Tôn giáo nào đã khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành, tránh điều ác?
A. Đạo giáo. B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 12. Điền cụm từ còn thiếu vào ô trống trong đoạn câu sau:
“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi ......................., cởi ách lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”
A. Quân Tần giành lại giang sơn. B. Quân Hán giành lại giang sơn.
C. Quân Ngô giành lại giang sơn. D. Quân Minh giành lại giang sơn.
Câu 13. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
A. Vì tiếng Hán khó nói hơn so với tiếng Việt.
B. Vì người dân không theo tập quán, phong tục của kẻ đô hộ.
C. Vì phong tục tập quán và tiếng nói đã có từ lâu đời, ăn sâu vào cách sống và nếp nghĩ của nhân dân ta.
D. Vì nhà Hán tôn trọng các phong tục tập quán và tiếng nói của người Việt.
Câu 14. Từ thế kỷ I - VI, các tôn giáo được du nhập vào nước ta ngoại trừ
A. Đạo Nho. B. Đạo Phật. C. Đạo Thiên Chúa. D. Đạo Giáo.
Câu 15. Ý nào sau đây không thể hiện được việc nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta?
A. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới. B. Không cho người Việt giữ những chức vụ quan trọng.
C. Dạy cho nhân dân ta sản xuất công cụ và vũ khí. D. Đặt ra hàng trăm thứ thuế hết sức vô lý và tàn bạo.
Câu 16. Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành 6 châu như vậy là để
A. dễ bề cai trị, quản lý chặt chẽ hơn. B. cử được nhiều quan chức Trung Quốc sang nước ta.
C. dễ xiết chặt ách bóc lột. D. dễ dàng thu thuế tăng thu nhập.
Câu 17. Kinh đô của nước Vạn Xuân đặt ở
A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Mê Linh (Vính Phúc).
C. Văn Lang (Bạch Hạc-Phú Thọ). D. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
Câu 18. Tình hình đất nước ta sau khi Lý Nam Đế mất
A. nhà nước Vạn Xuân sụp đổ, nhân dân trở thành nô lệ.
B. nhân dân Vạn Xuân tiếp tục kháng chiến dưới sự lánh đạo của Triệu Quang Phục.
C. nhân dân Vạn Xuân buộc phải chấp nhận ách đô hộ của nhà Lương.
D. tình hình đất nước hỗn loạn, gặp nhiều khó khăn.
Câu 19. Vùng Dạ Trạch (Hưng yên), nơi Triệu Quang Phục chọn làm căn căn cứ là một vùng như thế nào?
A. Vùng núi cao nguyên hiểm trở. B. Vùng đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm.
C. Vùng đồng bằng đi lại thuận tiện. D. Vùng giáp ranh giữa đồng bằng và rừng núi.
Câu 20. Triệu Quang Phục đã sử dụng lối đánh gì trong cuộc kháng chiến chống quân Lương?
A. Cho quân mai phục đánh bất ngờ. B. Phản công quyết liệt.
C. Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp quân giặc. D. Xây dựng căn cứ theo lối phòng thủ.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Theo em việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì ?
Câu 2. Nhà Lương đã siết chặt ách đô hộ đối với nước ta như thế nào? Em có nận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với nước ta ?