Tinh Nguyen | Chat Online
17/04/2020 14:03:26

Tác giả văn bản Sông nước Cà Mau là ai?


Câu 1. Tác giả văn bản Sông nước Cà Mau là ai?
A. Trần Đăng Khoa
B. Đoàn Giỏi
C. Tô Hoài
D. Võ Quảng
Câu 2. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Đất rừng phương Nam
B. Quê nội
C. Dế Mèn phiêu lưu kí
D. Tương lai vẫy gọi
Câu 3. Điểm nhìn để người kể quan sát và miêu tả trong văn bản Sông nước Cà
Mau theo trình tự nào?
A. Hai bên bờ sông – ngược dòng sông.
B. Trên thuyền – xuôi dòng sông.
C. Một bờ sông – xuôi dòng sông.
D. Chợ Năm Căn – ngược dòng sông.
Câu 4. Dòng nào dưới đây không có trong văn bản Sông nước Cà Mau:
A. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa răng chi
chít như mạng nhện

B. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang
cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu...
 C. Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi
dâu trải bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
D. Thuyền chúng tôi thoát chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn,
xuôi về Năm Căn.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Sông nước Cà Mau là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 6. Tác giả cảm nhận chung về vùng sông nước Cà Mau qua những giác quan
nào?
A. Thị giác
B. Thính giác
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai.
Câu 7. Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào?
A. Bằng những danh từ mĩ lệ
B. Theo thói quen đời sống
C. Theo cách cha ông để lại
D. Theo đặc điểm riêng biệt của nó.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu 8, 9.
“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về
Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm
như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch
giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn
thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành
vô tận…”
Câu 8. Đoạn văn trên, tác giả đã miêu tả cảnh nào?
A. Cảnh dòng sông Năm Căn và rừng đước.
B. Cảnh chợ Năm Căn
C. Cảnh sinh hoạt của con người.
D. Cảnh con thuyền xuôi giữa dòng sông.
Câu 9. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng mấy lần biện pháp so sánh?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 10. Hình ảnh nào đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả
các xóm chợ vùng Cà Mau?
A. Những lò than hầm gỗ đước sản xuất than củi nổi tiếng.
B. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông.
C. Những ngôi nhà bè ban đêm sáng ánh đèn măng sông.
D. Những cư dân đủ giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.
Câu 11. Giá trị nghệ thuật của văn bản trên thể hiện ở điểm nào?
A. Miêu tả từ bao quát đến chi tiết.
B. Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
D. Cả ba câu A, B và C
Câu 12. Qua văn bản, em thấy cảnh sông nước Cà Mau hiện lên như thế nào?
A. Một vùng đất nhỏ hẹp, thiên nhiên và con người đều thiếu sức sống.
B. Có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
C. Một vùng đất thơ mộng và quyến rũ.
D. Hết sức hiện đại cả về thiên nhiên lẫn con người.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Qua văn bản Sông nước Cà Mau, viết một đoạn văn ngắn (từ 10-15 câu) nêu
cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau - cực Nam của Tổ Quốc?

Bài tập đã có 11 trả lời, xem 11 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn