Đọc văn bản và chú thích, thực hiện các yêu cầu dưới đây:
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Số XXI)
Nguyễn Trãi
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám(1);
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn(2).
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
Chú thích: (1) và (2): Hai câu này là do câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm… mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.
(Theo Nguyễn Trãi toàn tập, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
– Viện Sử học, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Câu 4. Hãy cho biết nội dung của các câu tục ngữ mà Nguyễn Trãi lấy ý/cảm hứng có điểm gì giống nhau về mặt nội dung?
Câu 5. Qua bài thơ, nhà thơ muốn “răn mình” điều gì?
Câu 6. Bài học cho bản thân mà anh/chị rút ra từ việc đọc hiểu bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (XXI) của Nguyễn Trãi?