Đun nóng chất béo X (là chất lỏng ở điều kiện thường) nguyên chất thu được hai axit béo là C17H33COOH và C15H31COOHCâu 17: Đun nóng chất béo X (là chất lỏng ở điều kiện thường) nguyên chất thu được hai axit béo là C17H33COOH và C15H31COOH. Biết rằng m gam X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,4 mol Br2. Giá trị của m là A. 171,6. B. 343,2. C. 166,4. D. 332,8. Câu 18: Hợp chất hữu cơ T thuộc loại amin no, mạch hở, đơn chức, bậc I. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol T thu được hỗn hợp khí và hơi X. Dẫn X qua bình chứa H2SO4 đặc, dư thu được 2,25 mol hỗn hợp khí Y. Số đồng phân của T thỏa mãn điều kiện bài toán là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 19: Cho các phát biểu sau: a) Phân urê có công thức là (NH2)2CO. b) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. c) SiO2 là oxit axit, không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl. d) Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Số phát biểu đã cho đúng là A. 1, B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Phát biểu nào cho sau đây sai? A. Thủy phân hoàn toàn vinyl fomat thu được sản phẩm anđehit axetic. B. Để chuyển hóa một số dầu thành bơ, người ta thực hiện phản ứng hiđro hóa (xt: Ni/t0). C. Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím thành xanh. D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, đun nóng thu được glucozơ. Câu 21: Cho các kim loại: Mg, Al, Fe, Zn, Cu, Ag. Số kim loại vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch H2SO4 đặc nguội là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 22: Cho các phát biểu sau: a) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom. b) Ancol etylic và phenol đều phản ứng được với dung dịch KOH. c) Khi tham gia phản ứng, anđehit chỉ bị oxi hóa. d) Dung dịch axit axetic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Số phát biểu đã cho sai? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 23: Dùng V lít (đktc) khí CO để khử hoàn toàn một lượng oxit kim loại, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8. Dẫn toàn bộ lượng khí X ở trên vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của V bằng A. 8,4. B. 5,6. C. 6,72. D. 8,96. Câu 24: Hợp chất hữu cơ X có cùng CTPT C3H9NO2. Đun nóng X với dung dịch NaOH, thu được khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT có thể có của Y là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 25: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 (Tỉ lệ mol 1 : 1) bằng dung dịch H2SO4 dư, phản ứng xong thu được dung dịch Y. Cho dãy gồm các chất: Fe(OH)3, Ag, NaNO3, Cu, Al, K2CrO4, AgNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch Y là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng sau: K2Cr2O7 Cr2(SO4)3 KCrO2 K2CrO4 Biết X, Y là các chất vô cơ. X, Y lần lượt là: A. K2SO4 và Br2. B. H2SO4 (l) và Br2. C. KOH và Br2. D. H2SO4 (l) và Na2SO4. Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3. (2) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Dẫn khí H2 (dư) qua bột CuO nóng. (5) Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ. (6) Cho Cu vào lượng dư dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm thu được kim loại là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. |