Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước một phương án trả lời đúng của các câu sauCÂU HỎI ÔN TẬP - MÔN LỊCH SỬ 8 I. Phần TNKQ: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước một phương án trả lời đúng của các câu sau: Câu 1. Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước một tình thế như thế nào? A. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng. B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga. C. Chính phủ Nga hoàng xắp bị sụp đổ. D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. Câu 2. Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941) là gì? A. Khôi phục và phát triển kinh tế. B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. Cải tạo nông nghiệp lạc hậu D. Phát triển văn hóa giáo dục. Câu 3. Điểm giống nhau về thời gian hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai ở Liên Xô là gì? A. Đều thực hiện trong 5 năm. B. Đều hoàn thành kế hoạch trước thời hạn. C. Đều hoàn thành trước thời hạn 6 tháng. D. Đều hoàn thành trước thời hạn 9 tháng. Câu 4. Nhân dân Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với mục tiêu: A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy. C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. D. Làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp. Câu 5. Việc thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô theo đường lối ưu tiên phát triển A. nông nghiệp và thủy sản. B. công nghiệp. C. công nghiệp nặng. D. công nghiệp nhẹ. Câu 6. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật? A. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa. B. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa. C. Làm tăng nhanh quá trình quân phiệt hóa. D. Làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa. Câu 7. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống các thế lực nào? A. Đế quốc và phong kiến. B. Đế quốc và tư sản mại bản. C. Tư sản và phong kiến. D. Phong kiến. Câu 8. Trong phong trào Ngũ tứ, quần chúng giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì? A. “Trả quyền độc lập cho người Trung Quốc”. B. “Các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc”. C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”. D. “Phế bỏ các điều ước đã kí với nhà Thanh”. Câu 9. Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á? A. Cách mạng Mông Cổ. B. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc. C. cách mạng Ấn Độ. D. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì. Câu 10. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 - 1924 là gì? A. Đảng nhân dân Mông Cổ thành lập. B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc. C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập. Câu 11. Ở Inđônêxia, Ác mét Xucacnô là lãnh tụ của Đảng nào? A. Đảng Cộng sản Inđônêxia. B. Đảng Dân tộc Inđônêxia. C. Đảng nhân nhân cách mạng Inđônêxia. D. Đảng tư sản Inđônêxia. Câu 12. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào? A. Bất hợp tác với thực dân Anh B. Bạo động chống thực dân Anh C. Bất bạo động D. Thương lượng với thực dân Anh Câu 13. Đầu thế kỉ XX, phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào? A. Xu hướng vô sản B. Xu hướng tư sản C. Xu hướng thỏa hiệp D. Phát triển song song xu hướng tư sản và vô sản Câu 14. Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú. B. Lan rộng khắp các quốc gia. C. Phong trào dân chủ tư sản phát triển. D. Giai cấp vô sản trưởng thành tham gia lãnh đạo cách mạng, đảng cộng sản một số nước ra đời. Câu 15. Sang những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á có thêm kẻ thù nào? A. Đế quốc Anh B. Đế quốc Mĩ C. Phát xít Nhật D. Đế quốc Mĩ và phát xít Nhật Câu 16. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã dẫn đến hậu quả trầm trọng như thế nào? A. Nền kinh tế các nước rơi vào tình trạng suy yếu. B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước, mức sản xuất bị đẩy lùi, vấn đề thị trường tiêu thụ trở nên gay gắt. C. Hàng trăm triệu người lao động rơi vào đói khổ. D. Hàng hóa khan hiếm, sức mua giảm. Câu 17. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập nào? A. Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, Italia, Nhật Bản. B. Mĩ, Đức, Anh đối lập với Italia, Nhật Bản, Pháp. C. Mĩ, Italia, Nhật Bản đối lập với Anh, Pháp, Đức. D. Đức, Áo - Hung, Italia đối lập với Anh, Pháp, Mĩ. Câu 18. Vì sao hai khối tư bản mâu thuẫn nhau? A. Vì sự phát triển không đều của các nước đế quốc. B. Vì sự mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa. C. Vì sự thù địch nhau sau chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Vì sự mâu thuẫn giữa đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”. Câu 19. Khi Đức đánh Ba Lan, nước nào tuyên chiến với Đức? A. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. B. Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức. C. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức. D. Anh, Pháp, Ba Lan và Mĩ tuyên chiến với Đức. Câu 20. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng vào thời gian nào? A. 1/9/1939 B. 22/6/1941 C. 7/12/1941 D. 1/1/1943 Câu 21. Giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào? A. Ưu thế thuộc về phe Anh, Pháp, Mĩ. B. Ưu thế thuộc về phe Liên Xô C. Ưu thế thuộc về phe phát xít Đức, Italia, Nhật Bản D. Cả hai bên ở thế cầm cự. Câu 22. Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì? A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu. B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ. C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô. Câu 23. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành đánh chiếm khu vực nào? A. Tây Thái Bình Dương B. Đông Nam Á C. Tây Nam Á D. Bắc Á Câu 24. Trong tiến trình chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh? A. Chiến thắng Xta - lin - grát (02/02/1943) B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944) C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch công phá Béc - lin (9/5/1945) D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản ( ngày 6 và 9/8/1945) Câu 25. Ngày 9/5/1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở mặt trận châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai? A. Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. B. Quân Đồng minh vượt sông Ranh vào nước Đức. C. Hít - le tự tử dưới hầm chỉ huy D. Hội nghị Pốt - xđam khai mạc. Câu 26. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ở Bắc Phi vào tháng 9/1940, quân Italia tấn công nước nào? A. Li Bi B. Ma rốc C. Xu đăng D. Ai Cập Câu 27. Từ ngày 6/6/1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận, đó là A. phía tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ. B. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp. C. phía đông chống các nước Đông Âu và phía tây chống các nước Anh - Pháp - Mĩ. D. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ. Câu 28. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện vào thời gian nào? A. 14/8/1945 B. 15/8/1945 C. 16/8/1945 D. 17/8/1945 Câu 29. An - be Anh - xtanh đã phát minh ra thành tựu nào? A. Thuyết tương đối. B. Lí thuyết nguyên tử hiện đại. C. Khái niệm vật lí về không gian và thời gian. D. Năng lượng nguyên tử. Câu 30. Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới do ai sáng tạo? A. An - be Anh - xtanh B. Nô - ben C. O - vin D. O - vin và Uyn - bơ Rai II. Phần tự luận: Câu 1: Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Em hãy lập bảng so sánh giữa hai cuộc cách mạng đó theo những tiêu chí sau: - Lãnh đạo. - Lực lượng tham gia/Động lực chính. - Nhiệm vụ. - Tính chất. Câu 2: Vì sao sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc, Lê - nin và Đảng Bôn - sê - vích lại tiếp tục làm cách mạng? Em hãy lập bảng so sánh cuộc cách mạng tháng Mười Nga với các cuộc cách mạng tư sản đã học theo những tiêu chí sau: - Lãnh đạo. - Lực lượng tham gia/Động lực chính. - Nhiệm vụ. - Tính chất. Câu 3: Tại sao nói: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất? Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã để lại những hậu quả gì? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức? Câu 5: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với nước Mĩ như thế nào? Nước Mĩ đã làm gì để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đó? Câu 6: Nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Câu 7: Nêu mặt tích cực và hạn chế của sự phát triển khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Câu 8: Em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô - ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”? ..............................................................................
|