Bài 1: Cho 11 gam hỗn hợp A gồm Al và kim loại M (hóa trị 2) tan hết trong 500 ml dd HCl 2M thì thu được 8,96 lít H2 (đktc) và dd X. Mặt khác, cho 11 gam A pư với dd NaOH dư thì giải phóng 6,72 lít H2 (đktc) và còn 1 phần không tan.
a/ Xác định M và tính khối lượng các chất trong A.
b/ Trộn X với 500 ml dd NaOH 2,2M rồi đun nóng ngoài không khí được kết tủa. Lọc kết tủa nung ở to cao đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Tính khối lượng B.
Bài 2: Cho 10,5 gam hh gồm Al và kim loại kiềm M vào nước (dư). Sau pư chỉ thu được dd B và 5,6 lít khí (đktc). Cho từ từ 200 ml dd HCl vào dd B thì vừa đủ thu được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa và cân được 7,8 gam chất rắn.
a/ Xác định M và tính số mol mỗi kim loại trong hh đầu.
b/ Tính nồng độ mol dd HCl.
Bài 6: Lắc 0,81 gam bột Al trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 1 thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng NaOH dư thu 100,8 ml H2 (đktc) và còn lại 6, 012 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho tác dụng NaOH dư lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi, thu 1,6 gam một oxit. Tính CM AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch đầu.
Bài 7: Cho hỗn hợp Mg và Cu vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M sau khi phản ứng xong thu dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp 2 oxit. Hoà tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc nóng tạo thành 2,016 lít SO2 (đktc). Tính khối lượng Mg và Cu ban đầu.
Bài 8: Cho 2,78 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu 4,32 gam chất rắn B gồm 2 kim loại và dung dịch C.
a/ Tính % khối lượng mỗi KL trong hỗn hợp A.
b/ Cho 300ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch C. Sau phản ứng hoàn toàn lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu chất rắn D. Tính khối lượng D.
Bài 9: Cho m gam bột Al vào 500 ml dung dịch A chứa Ag2SO4 và CuSO4 1 thời gian thu 3,33 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B làm 2 phần bằng nhau:
- Cho phần một vào NaOH dư thu 1,512 (lit) H2 (đktc).
- Hoà tan phần 2 trong HNO3 loãng dư thu 1,455 gam NO duy nhất.Thêm HCl dư vào dung dịch C, không thấy có kết tủa và thu được dung dịch D. Nhúng thanh sắt vào dung dịch D đến khi dung dịch mất hết màu xanh và lượng H2 thoát ra là 0,448 lit (đktc) thì nhấc thanh sắt ra, thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,072 gam so với ban đầu (giả sử tất cả kim loại giải phóng ra đều bám hoàn toàn vào thanh sắt). Tính khối lượng và CM các muối trong dung dịch A.