Ý nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiếnGiúp mình vs ạ ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Câu 3. Ý nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến? A. Thường xuyên trao đổi, buôn bán với bên ngoài lãnh địa. B. Nông nô được tự do sản xuất và buôn bán. C. Phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp. D. Là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp. Câu 4. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều. B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống. C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn. D. Vì số lượng lãnh chúa ngày càng tăng. Câu 5. Bốn phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là: A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt. B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng. C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác. Câu 6. Vì sao chế độ phong kiến nhà Tần lại bị sụp đổ? A. Vì Tần Thủy Hoàng chia đất nước thành quận huyện B. Vì Tần Thủy Hoàng ăn chơi sa đọa C. Vì Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, bóc lột nhân dân. D. Vì Tần Thủy Hoàng bóc lột nhân dân. Câu 7. Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán? A. Đặt thêm chức Tiết độ sứ B. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương C. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài Câu 8. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển? A. Vương triều Gúp-ta. B. Vương triều Hồi giáo Đê-li. C. Vương triều Mô-gôn. D. Vương triều Hác-sa. Câu 9. Sự giống nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô - gôn là gì? A. Đều là vương triều của người nước ngoài. B. Cùng theo đạo Hồi C. Cùng theo đạo Phật. D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì. Câu 10. Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì? A. Kinh tế hàng hóa, tự do trao đổi buôn bán B. Nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp C. Tương đối cởi mở nhưng vẫn đặt dưới sự cai quản của lãnh chúa D. Kinh tế tiểu nông, tự do trao đổi |