[Góc hướng nghiệp] Học công nghệ thông tin ra làm gì?
Công nghệ thông tin là ngành học được nhiều học sinh lựa chọn khi đăng ký nguyện vọng thi đại học. Vậy các bạn đã thực sự hiểu ngành công nghệ thông tin học xong sẽ làm công việc gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề trên.
Học ngành công nghệ thông tin ra làm gì?
Học ngành công nghệ thông tin là học gì?
Một vài quan điểm hiểu nhầm cho rằng học ngành công nghệ thông tin là ra chỉ làm lập trình viên hay ngồi gõ code cả ngày. Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ toàn ngành. Ngành công nghệ thông tin được chia thành các chuyên ngành phổ biến đó là:
Khoa học máy tính: Chuyên về nghiên cứu tập trung lý thuyết và ứng dụng của thuật toán và thông tin máy tính.
Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu: Nghiên cứu chuyên về cách thức tạo dựng và thiết kế mạng internet.
Ngành Công nghệ phần mềm: Đây là ngành nghiêng nhiều về lập trình, sáng tạo và phát triển phần mềm.
Ngành Kỹ thuật máy tính: Nghiên cứu nguyên lý để phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm.
Ngành Kỹ thuật mạng: Tập trung vào kỹ thuật mạng, quản trị mạng.
Ngành Hệ thống quản lý thông tin: Quản lý và tổng hợp dữ liệu theo yêu cầu đặc biệt. của các doanh nghiệp
Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo: Ngành học nghiên cứu về robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.
Sau khi tìm hiểu chuyên ngành thuộc công nghệ thông tin. Tiếp theo là một vài vị trí công việc phổ biến.
Học công nghệ thông tin ra làm gì?
Lập trình viên
Công việc chính của lập trình viên là chịu trách nhiệm:
Phát triển, tạo lập phần mềm
Sửa chữa, khắc phục sự cố khi phần mềm gặp vấn đề
Thực hiện cải tiến, nâng cấp phần mềm
Mức lương trung bình của vị trí này là từ 10 đến 23 triệu đồng trên một tháng đối với người có kinh nghiệm từ 1-3 năm.
Lập trình viên chịu trách nhiệm phát triển phần mềm
Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm và hệ điều hành máy tính. Họ là người tạo ra các hệ thống trên máy tính. Nhiệm vụ của một kỹ sư phần mềm như sau:
Tìm hiểu và xác định yêu cầu của các chương trình máy tính cần phát triển.
Phát triển, thiết kế phần mềm. Hay thậm chí là hoàn thiện một hệ điều hành trên máy tính.
Hợp tác với các phòng ban khác để hoàn thiện một phần mềm.
Mức lương trung bình của một kỹ sư phần mềm là từ 14 đến 33 triệu một tháng đối với người có từ 1 đến 4 năm kinh nghiệm.
Xem thêm: Kỹ Sư Phần Mềm – Việc Làm Công Nghệ Thông Tin Siêu “HOT”
Quản trị cơ sở dữ liệu
Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu hay còn được gọi là DBA. DBA là người có nhiệm vụ cài đặt, sao lưu, kiểm soát, xử lý, duy trì hệ thống dữ liệu an toàn. Họ là những người giữ hệ thống thông tin được an toàn và có kiểm duyệt. Bên cạnh đó công việc của họ là bảo vệ thông tin dữ liệu quan trọng. Mức lương của chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu là từ 16 đến 35 triệu một tháng tương ứng 1 đến 5 kinh nghiệm.
Quản lý hệ thống thông tin
Người quản lý hệ thống thông tin đảm nhiệm việc giám sát công việc của chuyên gia máy tính, các nhà phân tích hệ thống và lập trình viên. Vị trí công việc này đòi hỏi người có kiến thức chuyên môn về công nghệ, hệ thống thông tin thực sự vững và sâu. Họ là người đã từng trải nghiệm vị trí quản lý hay cố vấn.
Quản trị mạng
Nhân viên quản trị mạng có trách nhiệm:
Cài đặt và hỗ trợ hệ thống mạng của tổ chức.
Giám sát, kiểm tra hệ thống mạng.
Đưa ra giải pháp để cải thiện hiệu suất mạng.
Đảm bảo tính khả dụng cho tất cả người dùng mạng.
Duy trì tính bảo mật hệ thống mạng.
Triển khai và nâng cấp phần mềm, chẳng hạn như chương trình chẩn đoán hoặc chống vi- rút cho doanh nghiệp hay các chương trình quản lý công việc, quản lý hàng hóa, quản lý nhân viên.
Mức lương trung bình của công việc này là từ 7 đến 16 triệu đồng một tháng tương ứng với kinh nghiệm từ 1-3 năm.
Xem thêm: Quản trị mạng máy tính – Ngành học đầy triển vọng cho thế hệ GenZ
Quản trị Website
Nhân viên quản trị web chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và duy trì hoạt động của website công ty. Công việc này bao gồm:
Sao lưu, cập nhật thông tin, tài nguyên web.
Thiết kế, phát triển website để tăng lưu lượng truy cập của khách hàng, người sử dụng ghé thăm.
Nhân viên quản trị website có mức lương từ 6 đến 12 triệu đồng một tháng tương ứng với 1 đến 3 năm kinh nghiệm.
Công việc của người quản trị website là xây dựng website
Kỹ sư an toàn thông tin
Công việc tiếp theo dành cho sinh viên ngành công nghệ là kỹ sư an toàn thông tin. Công ty, doanh nghiệp nào cũng có tài liệu mật; vì thế họ cần đến các kỹ sư an toàn thông tin. Làm việc ở vị trí công việc này, bạn có trách nhiệm phát triển hệ thống bảo mật cho các dự án của công ty, tạo những mã khóa và ngăn chặn hacker thâm nhập bất hợp pháp.
Xem thêm: Top 5 trường đào tạo công nghệ thông tin ở Hà Nội tốt nhất
Bài viết trên đã tổng hợp những công việc bạn có thể tham khảo sau khi học ngành công nghệ thông tin. Chúc bạn sẽ tìm được công việc như ý.
Các tin khác:
- Học triết học ra làm gì? Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành triết học
- [Góc hỏi đáp] Sinh viên học tiếng Hàn ra làm gì?
- Học song song hai trường đại học: Nên hay không?
- [Tư vấn hướng nghiệp] Học nhạc viện ra làm gì?
- Giải đáp thắc mắc: Học kiến trúc ra làm gì?
- [Góc giải đáp] Học dược sau này ra trường làm gì?
- Sinh viên vay tiền ở đâu? - Top ngân hàng ưu tiên sinh viên vay vốn
- Học ngành gì ra làm văn phòng?
- Cơ hội việc làm dành cho người biết tiếng Trung
- Top 5 ngành nghề nữ nên học để dễ xin việc