I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết bài thơ “Những cánh buồm” (năm 1962) và in trong tập thơ cùng tên năm 1964. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân trời bao la phía trước. Từ niềm mơ ước ấy của con, tác giả đã giãi bày nỗi niềm của chính mình về những khát khao vẫn còn dang dở, muốn chuyển tiếp cho thế hệ tương lai thực hiện sau này. Chính nhờ ý tứ trong sáng, giản dị mà đằm sâu triết lí ấy, “Những cánh ...
Tô Hương Liên | Chat Online | |
hôm qua (Ngữ văn - Lớp 7) |
I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết bài thơ “Những cánh buồm” (năm 1962) và in trong tập thơ cùng tên năm 1964. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân trời bao la phía trước. Từ niềm mơ ước ấy của con, tác giả đã giãi bày nỗi niềm của chính mình về những khát khao vẫn còn dang dở, muốn chuyển tiếp cho thế hệ tương lai thực hiện sau này. Chính nhờ ý tứ trong sáng, giản dị mà đằm sâu triết lí ấy, “Những cánh buồm” vẫn khắc khoải không nguôi trong mỗi hồn người.
Mở đầu bài thơ là không gian biển xanh, cát trắng và ánh mặt trời rực rỡ trên cao. Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở. Cuộc đi bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay đó là hành trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ? Một cha, một con cứ thế bước đi “dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Trung Thông đã viết những câu thơ đầu tiên thật tự nhiên: Hai cha con dắt đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
Hai cái bóng, một “dài lênh khênh” của người cha đã trưởng thành, một của đứa con thơ bụ bẫm nên “tròn chắc nịch” giữa mênh mông bãi cát rộng dài của biển. Hình ảnh thơ đẹp quá, đẹp đến say lòng cùng với một giọng thơ vui tươi, trong sáng. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi.
Cuộc chuyện trò thân mật giữa hai cha con bắt đầu từ câu hỏi ngây thơ mà đầy háo hức và thông minh của đứa trẻ khiến cho người cha không thể không trả lời. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy? Lúc này, hình ảnh cánh buồm xuất hiện để người cha khơi gợi niềm mơ ước cho con: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa có nhà...
(Vietnam.net)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Nghị luận 0 % | 0 phiếu |
B. Tự sự 0 % | 0 phiếu |
C. Miêu tả 0 % | 0 phiếu |
D. Biểu cảm 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO “TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN” Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: NƠI TUỔI THƠ EM Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- A. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu LỜI RU CỦA MẸ (1) Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát (2) Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: TRỜI XANH CỦA MỖI NGƯỜI Bầu trời xanh của bà Vuông bằng khung cửa sổ Bà nhìn qua mỗi chiều Nhớ bao là chuyện cũ Trời xanh của mẹ em Là vệt dài tít tắp Khi nhắc về bố em Mắt mẹ nhìn đăm ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: BẮT NẠT ...Đừng bắt nạt người lớn Đừng bắt nạt trẻ con Đừng bắt nạt nước khác Trên khắp trái đất tròn. Đừng bắt nạt chó mèo Đừng bắt nạt cái cây Đừng bắt nạt ai cả Vì bắt nạt dễ lây. ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: HỘI VẬT LÀNG SÌNH Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: DẠ KHÚC CHO VẦNG TRĂNG Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ĐÔI BÀN TAY Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con. Lớn thêm chút nữa, khi con bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh thì đôi bàn tay ấy đã ... (Ngữ văn - Lớp 7)
- Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3). Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Linh, xã Hy ... (Ngữ văn - Lớp 7)
Trắc nghiệm mới nhất
- Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là (Địa lý - Lớp 12)
- Chọn câu trả lời đúng: Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện: (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Chuông điện có công dụng gì? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Đặc điểm chung của nguồn điện là gì? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là (Giáo dục Công dân - Lớp 9)
- Một trong những ý nghĩa của việc sống có lí tưởng là (Giáo dục Công dân - Lớp 9)
- Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống? (Giáo dục Công dân - Lớp 9)
- Dân số nước ta hiện nay (Địa lý - Lớp 12)
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? (Địa lý - Lớp 12)