Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11- câu 20: CHUYẾN BAY [0] Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi. Từ bảy nhăm (1975), tôi chỉ có dịp may được ra vào thành phố Hồ Chí Minh khoảng vài ba lần. Lần cuối cùng cách đây cũng đã nhiều năm. Hình như có việc hội họp gì đấy. Tôi chẳng bao giờ là một người quan trọng. Tính tôi lại lười, kể cả lười họp lẫn lười đi chơi. Vả lại trong túi ...
Phạm Văn Bắc | Chat Online | |
05/09 13:38:30 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11- câu 20:
CHUYẾN BAY
[0] Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi.
Từ bảy nhăm (1975), tôi chỉ có dịp may được ra vào thành phố Hồ Chí Minh khoảng vài ba lần. Lần cuối cùng cách đây cũng đã nhiều năm. Hình như có việc hội họp gì đấy. Tôi chẳng bao giờ là một người quan trọng. Tính tôi lại lười, kể cả lười họp lẫn lười đi chơi. Vả lại trong túi không có sẵn tiền.
[1] Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh một tuần lễ hoặc dăm hôm gì đó, khuôn mình trong khách sạn bù khú với mấy người bạn và thỉnh thoảng đáo qua phòng họp rồi leo lên máy bay về Hà Nội.
Máy bay cất cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9 giờ sáng. Hôm ấy là một ngày nắng đẹp.
Chuyến bay của chiếc IL19.
Tôi ngồi cạnh anh bạn ở hàng ghế bên trái.
[2] Các hàng ghế bên phải và bên trái chung quanh chúng tôi đã có khách lên ngồi kín hết mới thấy một cô bé mặc bộ đồ vàng khoác chiếc túi trắng ngơ ngác, sợ sệt đi giữa hai hàng ghế, từ phía đuôi máy bay đi lên. Cô gái trạc 16, 17 tuổi là cùng. Nom kiểu người thành phố nhưng thiếu bạo dạn, lại có vẻ yểu tướng. Thấy bên cạnh tôi còn một chiếc ghế chưa có ai ngồi, cô rụt rè đi đến.
- Cháu ngồi đây được không thưa chú?
- Được, được, cô ngồi đi.
Tôi nói và dập tắt điếu thuốc.
- Chú cứ hút…
Chúng tôi làm quen với nhau khá nhanh.
Thấy tôi cũng là người thật thà, cô bé tỏ ra cởi mở. Chuyến bay cất cánh chậm 30 phút. Trước khi bay, tôi đã kịp nghĩ rằng cô bé thật là một con chim non đang bay vào đời, bay lẻ chiếc một mình mà chưa hề biết cuộc đời thực lắm nanh vuốt và trắc trở.
Tôi được biết cô bé sinh ở Lạng Sơn, sống với bố mẹ ở đấy đến bảy nhăm (1975) thì cả nhà dọn về nửa quê hương ở trong này. Cô thực ra cũng chả còn là một cô bé như tôi nghĩ. Cô đã học xong lớp 12 từ năm kia, đã trượt đại học hai năm và bây giờ ra Hà Nội để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc.
- Sắp tới đây ra Hà Nội cháu ở đâu?
- Người ta mách nên trọ ở khách sạn Đường Thành.
- Cháu đã sống ở Hà Nội bao giờ chưa?
- Thưa chú, chưa, cháu mới có dịp đi qua hồi cháu còn nhỏ, lâu rồi, ngày ở Lạng Sơn dời nhà vào…
Tôi đâm lo cho cô bé. Tôi nhìn thấy trước, cô bé sẽ bị lừa đảo, mất trộm hoặc bị cướp giật ngay giữa thủ đô Hà Nội. Tôi đang nghĩ ra một cách gì giúp cô bé…
[3] Trong lúc ấy tôi bỗng nhìn thấy ở dãy ghế bên phải có một khuôn mặt quen. Đấy là một người đàn ông. Tôi vốn kém sáng dạ, ý nghĩ chậm chạp. Hiện ra đầu tiên là thấy anh ta không mặc quân phục như ngày trước. Khuôn mặt già đi ít nhiều nhưng vẫn còn đẹp, và bây giờ tôi nhìn thấy có cái gì ác ác mà trước kia thời gian chưa kịp chạm trổ rõ hết đường nét. Có lẽ nó nằm ở đôi mắt. Đôi mắt như vẽ, có một cái nhìn chằm chặp lúc nào cũng hướng thẳng về phía trước. Hai tay người đàn ông đặt trước bụng, không hề động đậy, hơi cứng nhắc.
Toàn thân cũng thẳng đơ, như một bức tượng người sống được đặt và chèn kỹ trong chiếc ghế máy bay.
Cái tư thế ngồi ấy, hai con mắt ấy và toàn bộ con người ấy toát ra một vẻ kiêu hãnh, khiến tôi hết sức khó chịu, đầy ác cảm. Tôi đâm sợ cái người quen thuộc này trong một lúc vô tình tự phá vỡ cách sống của mình, một cách sống định hình từ cách đây rất nhiều năm.
Giống như một tảng ximăng chết, ngồi bất động bất di bất dịch, tôi sợ người đàn ông đưa mắt nhìn ngang nhìn ngửa ra hai bên, ra xung quanh, và bất ngờ nhận ra tôi.
[4] Anh ta sẽ làm gì nhỉ? Biết đâu đấy cái bức tượng đã được chèn kỹ trong chiếc ghế máy bay ấy sẽ nhổm dậy, đưa một bàn tay ra sau giữ cho cái mặt ghế khỏi sập mạnh xuống có thể gây chấn động đến những người ngồi hai bên, rồi đi đến sau lưng tôi, không, không đâu, nghĩ như thế là tôi đã nhầm đấy, từ lúc nãy tới giờ, anh ta có quay ngang quay ngửa hay động đậy cái cổ hoặc liếc mắt nhìn ai đâu.
Một con người như anh ta, tôi vẫn còn nhớ, chỉ nhìn thấy một cái ở trước mặt, luôn luôn ở trước mặt là mục đích đi tới và quyết tâm thực hiện mọi giá…
Tôi bỗng nhớ lại một buổi trưa Sài Gòn đến điếc tai vì tiếng xe gắn máy. Một ngày đầu tháng 5 bảy nhăm, một cậu liên lạc của phòng chính trị đưa xuống nhà khách sư đoàn chỗ chúng tôi đang ở, một vị sư nữ già, có lẽ trạc đã gần 60 tuổi, mặc chiếc áo dài màu nâu, may bằng thứ vải thô mà những vị tu hành ở ngoài miền Bắc cũng không còn mấy ai mặc, có chăng chỉ những vị sư trụ trì ở chùa.
[5] Máy bay cất cánh được một lúc, cô bé đã gục đầu xuống một cuốn sách, nhìn qua vai cô tôi mới nhận thấy một người đàn bà ngay từ đầu đã ngồi cạnh người đàn ông. Chẳng cần tinh đời lắm cũng đoán được người đàn bà trước đây vốn là loại người sang, quý phái là khác, nhưng trải qua một trận xáo trộn đời sống đã làm cho con người dầu dãi, nhầu nát đi.
Dưới chân người đàn bà xếp hai chiếc túi, phô trương sự giàu có. Một chiếc bị cói và một chiếc túi vải màu đỏ chói chang. Cả hai đều chứa đồ đạc đến căng ra. Trên miệng chiếc túi cói vắt một chiếc áo khoác ngắn màu cỏ úa loại thật sang của đàn ông. Người đàn bà đã khiến tôi trở nên tò mò!
Chốc chốc bà ta lại cúi xuống lôi từ chiếc túi ngực của chiếc áo khoác ra một bao thuốc lá ba con năm, rút một điếu đem cắm lên miệng người đàn ông rồi bật chiếc bật lửa ga màu xanh cho xòe lửa, châm vào đầu điếu thuốc. Con mắt đẹp nhìn chằm chằm ra phía trước và toàn thân người đàn ông ở bên cạnh vẫn bất động, chỉ thấy ở khóe miệng thỉnh thoảng nhả ra một bụm khói thuốc lá thơm. Sau đó, người đàn bà trườn mình qua trước bụng người đàn ông, bằng hai tay cầm bao ba con năm với một điệu bộ hơi khúm núm dâng lên trước một người thanh niên ngồi sát khuôn cửa sổ tròn của máy bay.
Anh thanh niên nói khẽ: “Cảm ơn”, đồng thời giơ một bàn tay xua xua trước cử chỉ mời mọc.
[6] Người thanh niên mặc quần áo vàng, đội mũ cát vàng đính phù hiệu công an. Trên thắt lưng to bản đeo bao súng ngắn, lại thêm một khẩu tiểu liên cầm lăm lăm trong tay.
Thế là tôi hiểu ra tất cả. Khi chợt nhìn thấy một chiếc còng số 8 trên hai cổ tay chắp trước bụng người đàn ông. Thảo nào!
[7] Tôi cũng đóng vai trò đồng hành với ba con người ở dãy ghế kia trong suốt hai tiếng rưỡi đồng hồ, thời gian đủ để cho tôi nhớ lại được tất cả về cái người đàn ông điển trai ngồi bất động như một bức tượng, thậm chí tôi còn nhớ được cả tên, cả giọng nói của hắn.
Riêng tôi không khỏi cảm thấy một cái gì sững sờ, thật cay đắng, thật đau xót…
(Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2018)
Nội dung có thể suy ra từ truyện ngắn trên là:
(chọn nhiều đáp án)
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Sự đối mặt với quá khứ. 0 % | 0 phiếu |
B. Sự đồng cảm và lo lắng. 0 % | 0 phiếu |
C. Sự đổi thay của tính cách con người. 0 % | 0 phiếu |
D. Sự ngẫu nhiên và bất ngờ 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11- câu 20: CHUYẾN BAY [0] Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi. Từ bảy nhăm (1975), tôi chỉ có ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11- câu 20: CHUYẾN BAY [0] Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi. Từ bảy nhăm (1975), tôi chỉ có ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11- câu 20: CHUYẾN BAY [0] Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi. Từ bảy nhăm (1975), tôi chỉ có ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11- câu 20: CHUYẾN BAY [0] Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi. Từ bảy nhăm (1975), tôi chỉ có ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1- câu 10: CHIẾN THUẬT CỦA TINH TINH [1] Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1- câu 10: CHIẾN THUẬT CỦA TINH TINH [1] Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1- câu 10: CHIẾN THUẬT CỦA TINH TINH [1] Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1- câu 10: CHIẾN THUẬT CỦA TINH TINH [1] Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1- câu 10: CHIẾN THUẬT CỦA TINH TINH [1] Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1- câu 10: CHIẾN THUẬT CỦA TINH TINH [1] Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Một trong những vai trò của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Gia đình anh T có thu nhập khá cao và đang có kế hoạch sau 6 năm nữa sẽ mua một căn hộ trên phố. Tuy nhiên, gia đình anh thường xuyên chi tiêu vượt quá giới hạn đặt ra trong kế hoạch, đặc biệt là trong các hoạt động ... (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Do một số khoản chi ngoài kế hoạch của gia đình nên mẹ bạn V đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu. Việc làm của mẹ bạn V thể hiện bước nào dưới đây trong lập kế hoạch quản lí thu, chi? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Thông tin trên dưới đây đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Thông tin. Công ty cổ phần B sản xuất mặt hàng thực phẩm. Từ nhiều năm nay, công ty đã thực hiện đầy đủ quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, hằng năm ... (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Em hãy lựa chọn phương án đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, để khắc phục rủi ro về cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện việc làm nào dưới đây? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)
- Bản kế hoạch kinh doanh được lập không bao gồm bước nào dưới đây? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 12)