Cổ học tinh hoa - Chương 32: Bán mộc bán giáo (Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân)
Quỳnh Anh Đỗ | Chat Online | |
05/07/2019 19:59:40 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
- * Cổ học tinh hoa - Chương 33: Giáp Ất tranh luận (Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân) (Văn học trong nước)
- * Hà Mãn Tử (Văn học nước ngoài)
- * Cổ học tinh hoa - Chương 31: Tăng Sâm giết người (Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân) (Văn học trong nước)
- * Tuổi trẻ lúc 50 (Đặng Văn Hùng) (Văn học trong nước)
Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc(1), vừa bán giáo(2). Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng:
- Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng. Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng:
- Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng.
Có người nghe nói, hỏi rằng: “Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác thì thế nào?”
Anh ta không làm sao đáp được.
Hàn Phi Tử
Lời bàn:
”Ôi! Một cái chắc, đâm không sao thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: “Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang”. Đến lúc có người bẻ: “Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?” thì tắc khẩu mà đành vác tượng ra về.
----------------------------
(1) Đồ binh khí bằng gỗ hình bầu dục dùng để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn
(2) Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm. Trong bài này, chữ “giáo” dịch từ chữ “mâu” (vật để đâm), chữ “mộc” dịch từ chữ “thuẫn” (vật để chống đỡ). Do đó mà Từ Hán Việt “mâu thuẫn” được dùng với nghĩa phổ biến như hiện nay.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!