Những ngày thơ ấu - Chương 8: Sa ngã (Nguyên Hồng)
Phương Như | Chat Online | |
09/07/2019 16:57:25 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
1.091 lượt xem
- * Những ngày thơ ấu - Chương 9: Một bước ngắn (Nguyên Hồng) (Văn học trong nước)
- * Hoa nhài nhỏ (Thanh Y Dao) (Văn học trong nước)
- * Những ngày thơ ấu - Chương 7: Đồng xu cái (Nguyên Hồng) (Văn học trong nước)
- * Những ngày thơ ấu - Chương 6: Trong đêm đông (Nguyên Hồng) (Văn học trong nước)
Tôi như không còn mối liên lạc gì với nhà nữa. Tuy chỉ là cái gia đình nhỏ mọn rất có thể vui vẻ, đầm ấm trong sự yêu thương hòa hợp, gồm có một bà nội già, hai người cô, và hai đứa trẻ mồ côi cha: tôi và em gái tôi. Trừ cô C. và thằng con trai sinh nở một cách "quỷ thuật" mà tôi đã giới thiệu trên kia là ăn ở đường hoàng, còn tất cả chúng tôi sống chật hẹp ở một gian bếp, và đủ kê một cái giường, một cái bàn và một cái phản con. Sáng sớm, tôi đã dậy. Có khi không cần rửa mặt và mặc quần áo dài, tôi nhét vội áo vào cạp quần rồi đến trường. Bữa cơm trưa, tôi ăn lấy lệ vài bát, rồi rửa bát, đoạn tôi lại cắp cặp đi ngay. Tan buổi học chiều, tôi còn nán lại ở trường hay la cà ở những phố có đám đáo tụ họp. Bảy giờ tối, tôi mới về nhà, tám giờ tôi đã có mặt ở rạp chớp bóng của hãng phim Tàu. Đêm khuya, nếu không thể gọi cửa được tôi đi ngủ nhờ. Ngày nào cũng thế, đã hơn ba tháng. Bao nhiêu lần bà tôi lườm nguýt tôi khi tôi đi qua mặt. Cử chỉ đó tỏ rằng bà tôi ghê tởm tôi hơn cả một đống đờm dãi. Lật lồng bàn đậy mâm cơm lên, thế nào tôi cũng thấy bà tôi gườm gườm nhìn tôi như rủa thầm rằng:
-Mày thì đã có nhà nước dạá, thằng quỷ sống kia ạ!
Mọi khi bị khinh bỉ, hắt hủi như thế, tôi đã đứng dậy, bỏ bữa cơm ăn để phản kháng cách đối đãi rẻ rúng chênh lệch ấy. Nhưng nay, tôi cứ điềm nhiên ăn, ăn rất thong thả, nhằn từng hột thóc, gắp từng sợi rau, húp từng thìa canh để trêu tức bà tôi. Những bữa ít thức ăn tôi mua hẳn hào giò chả về, cắt làm nhiều miếng, khề khà ăn như người nhắm rượu. Bà tôi phát cáu, chửi rủa tôi, tôi lại nhe răng ra cười. Nhưng thấy bà tôi lại sắp dùng đến chính sách roi vọt, tôi liền chạy thẳng. Cô tôi không dám chửi tôi nữa. Vì một lần chực réo tên mẹ tôi lên, tôi liền chỉ vào đứa em họ gái, đáp lại:
-Mẹ con này có bị họ hàng bố nó đào bới đâu mà cô cứ đào bới mẹ tôi?
Tôi đã khoan khoái thích thú được đối phó với các cách cay nghiệt của bà tôi và cô tôi bằng sự khiêu khích, khinh nhờn trên kia. Tôi đã lấy thế là một cách trả thù thích đáng, cho bõ hờn những ngày đầy đọa, cực nhục cách đây không bao lâu. Dù sao bà tôi và cô tôi cũng phải cơm nước cho tôi tử tế hơn trước nhiều vì tôi đã nhiều phen bỏ nhà luôn mấy ngày mà không sút kém, vẫn vui vẻ như thường. Chỉ nhờ có đồng xu đầy đặn, sắc cạnh và cái tài đánh đáo, tôi đã sống thảnh thơi, tôi may cả quần áo, sắm sửa được giày mũ, muốn ăn gì cũng có tiền mua, đi xem chớp bóng, đá ban không thèm ngồi hạng bét. Đó là ảnh hưởng tốt đẹp hay quái gở của sự sống du đãng ngày còn nhỏ ấy, tôi không cần suy xét. Tôi chỉ biết tôi cần phải sống như thế. Vì tôi đã cơ cực khổ sở hơn là tù tội trong sự chăm nom thờ ơ của người bà già đã đem hết tình thương yêu thầy tôi bù đắp cho cô tôi, và đã coi mẹ tôi như một sự bêu riếu cho vong linh thầy tôi và dòng dõi tôi. ở vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng, tôi đã chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp "cặn bã". Tụi trẻ này tuy sống bằng những nghề nhỏ mọn như bán cáo, bán xôi chè, bánh kẹo, hoa quả, bán các đồ chơi lặt vặt, đi ở bế em hay nhặt bóng quần, hoặc ăn mày, ăn cắp từ con cá lá rau; tụi trẻ này tuy rách rưới, bẩn thỉu, nhịn đói, mặc rét luôn, nhưng hễ kiếm được tiền là phung phí. Quà gì chúng cũng ăn. Thua bạc bao nhiêu cũng không tiếc. Cảnh đời đày đọa của chúng như phải có cái say sưa trong sự bê tha kia để mà an ủi. Và mỗi tính cách tinh nghịch quỷ quái, gian ác là kết quả của cái gia đình trụy lạc hoặc vì một người cha cờ bạc, rượu chè, hút xách rạc rài, hoặc vì một người mẹ dốt nát đanh đá quá, hoặc vì sự tàn tật đến kết liễu một đời làm việc tối tăm, hoặc vì cái chết thê thảm đã dần bóp nghẹt một đời sống chỉ để nhẫn nhục và đau khổ. Tôi đã chung đụng với tụi trẻ lêu lổng mất dạá. ăn cánh với các đứa gian ngoan, ngạo ngược, tôi bóc lột những đứa khờ khệch bằng các môn đáo, những đứa mà đời du đãng chưa dạy cho biết những mánh khóe ranh mãnh. Một lần, tôi vỗ vai thằng bạn nằm duỗi dài trên bãi cỏ, phì phèo hút thuốc lá:
-Thôi mày ạ, trả nó mấy xu đi. Nó không thèm nhìn đến thằng bé chín mười tuổi, một tay xách ấm bán nước bọc bằng bao gai, tay ấm móc một cái điếu cày, một tay cầm mấy chiếc bát sành, đứng sụt sịt khóc ở gần dưới vì thua đáo. Nó bĩu dài môi đáp lời tôi:
-Kệ mẹ nó, dại thì chết. Có thế mới mở mắt ra. Cũng vẫn thằng ấy đã đá vào mạng mỡ một thằng Tây con thằng Cẩm, rồi bỏ thằng này chết ngất ở một khoảng đất không bên cạnh nhà để cáo cái thù bị nó suỵt chó cắn vì ném sấu ở trước cửa nhà thằng nọ. Nó vừa chạy vừa thở:
-Mày đã hả chưa? Tôi không đáp vì không đủ sức cất tiếng trong sự lo sợ đã bóp nghẹt cổ tôi. Chốc chốc tôi ngoái cổ nhìn xem có ai đuổi theo không. Rồi hơn một tháng sau tôi không dám đi qua phố thằng bé nọ, sợ bố nó nhầm ra tôi là thằng bạn quái quỷ kia. Chịu ảnh hưởng xấu xa của tụi bạn nhỏ vô lại, đầu óc tôi dần dần đầy rẫy những ý tưởng táo bạo, liều lĩnh. Lúc nào tôi cũng căm hờn ghen ghét, muốn phá tán tranh giành. Sự hỗn độn trong tâm trí đó khiến tôi chẳng thể ngồi yên một chỗ. Đến trường không đánh đáo thì tôi đá bóng hoặc bày ra các trò chơi nguy hiểm. Vào lớp học tôi phải luôn mồm chuyện trò và tìm hết cách trêu ghẹo những thằng bạn nhút nhát. Xong buổi học, nhất là những ngày nghỉ, tôi không ở nhà được lấy năm phút. Phải có mặt ở đám đáo, đám chẵn lẻ, đố mười, cát tê. Dù mưa nắng, tôi cũng để đầu trần, đi hàng giờ, sục tìm những đám bạc nếu phố tôi không có, hay có nhưng ít người, và đánh nhỏ.
Trong tình yêu thương đằm thắm và sự chăm nom đầy đủ của cha mẹ, một đứa trẻ cùng tuổi mười ba mười bốn như tôi đã cười reo lên khi nó thấy người nhà mua cho nó một chiếc xe đạp, hay một chiếc ô-tô con, hay một khẩu súng nhỏ bắn chim, và nó nhảy múa reo mừng khi được dẫn đi chơi ở những nơi xa lạ. Nhưng tôi, tôi đã vui sướng như một nhà thám hiểm bỗng tìm ra một mỏ châu cáu, khi thấy đằng xa một đám đông người rách rưới bẩn thỉu chen chúc nhau, chửi rủa nhau, mà cờ bạc ở bờ hè, góc chợ đầu đường, và gợi ra trong tâm trí tôi không biết bao nhiêu thèm khát những đồng trinh la liệt trên mặt dất, những quân bài dở dằn xuống vất lên và những tiếng tiền reo sang sảng trong chiếc bát sắt và đĩa sắt. Được thua không cần tính toán gì cả. Phải lăn vào mà chơi đã! Sáng sớm, giữa trưa, chiều, khuya... no, đói, bài học thuộc hay không, bài làm chậm trễ đúng hay sai... bà tôi, nhà cửa, thầy giáo, giờ học, cuộc thi hàng tháng, điểm đức dục... tôi không hề nghĩ đến. Tất cả hình ảnh ở trước mắt tôi, và trong trí tưởng chỉ là ngoài đường, đám đáo, đám bạc và rạp hát, rạp chiếu bóng...
-Mày thì đã có nhà nước dạá, thằng quỷ sống kia ạ!
Mọi khi bị khinh bỉ, hắt hủi như thế, tôi đã đứng dậy, bỏ bữa cơm ăn để phản kháng cách đối đãi rẻ rúng chênh lệch ấy. Nhưng nay, tôi cứ điềm nhiên ăn, ăn rất thong thả, nhằn từng hột thóc, gắp từng sợi rau, húp từng thìa canh để trêu tức bà tôi. Những bữa ít thức ăn tôi mua hẳn hào giò chả về, cắt làm nhiều miếng, khề khà ăn như người nhắm rượu. Bà tôi phát cáu, chửi rủa tôi, tôi lại nhe răng ra cười. Nhưng thấy bà tôi lại sắp dùng đến chính sách roi vọt, tôi liền chạy thẳng. Cô tôi không dám chửi tôi nữa. Vì một lần chực réo tên mẹ tôi lên, tôi liền chỉ vào đứa em họ gái, đáp lại:
-Mẹ con này có bị họ hàng bố nó đào bới đâu mà cô cứ đào bới mẹ tôi?
Tôi đã khoan khoái thích thú được đối phó với các cách cay nghiệt của bà tôi và cô tôi bằng sự khiêu khích, khinh nhờn trên kia. Tôi đã lấy thế là một cách trả thù thích đáng, cho bõ hờn những ngày đầy đọa, cực nhục cách đây không bao lâu. Dù sao bà tôi và cô tôi cũng phải cơm nước cho tôi tử tế hơn trước nhiều vì tôi đã nhiều phen bỏ nhà luôn mấy ngày mà không sút kém, vẫn vui vẻ như thường. Chỉ nhờ có đồng xu đầy đặn, sắc cạnh và cái tài đánh đáo, tôi đã sống thảnh thơi, tôi may cả quần áo, sắm sửa được giày mũ, muốn ăn gì cũng có tiền mua, đi xem chớp bóng, đá ban không thèm ngồi hạng bét. Đó là ảnh hưởng tốt đẹp hay quái gở của sự sống du đãng ngày còn nhỏ ấy, tôi không cần suy xét. Tôi chỉ biết tôi cần phải sống như thế. Vì tôi đã cơ cực khổ sở hơn là tù tội trong sự chăm nom thờ ơ của người bà già đã đem hết tình thương yêu thầy tôi bù đắp cho cô tôi, và đã coi mẹ tôi như một sự bêu riếu cho vong linh thầy tôi và dòng dõi tôi. ở vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng, tôi đã chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp "cặn bã". Tụi trẻ này tuy sống bằng những nghề nhỏ mọn như bán cáo, bán xôi chè, bánh kẹo, hoa quả, bán các đồ chơi lặt vặt, đi ở bế em hay nhặt bóng quần, hoặc ăn mày, ăn cắp từ con cá lá rau; tụi trẻ này tuy rách rưới, bẩn thỉu, nhịn đói, mặc rét luôn, nhưng hễ kiếm được tiền là phung phí. Quà gì chúng cũng ăn. Thua bạc bao nhiêu cũng không tiếc. Cảnh đời đày đọa của chúng như phải có cái say sưa trong sự bê tha kia để mà an ủi. Và mỗi tính cách tinh nghịch quỷ quái, gian ác là kết quả của cái gia đình trụy lạc hoặc vì một người cha cờ bạc, rượu chè, hút xách rạc rài, hoặc vì một người mẹ dốt nát đanh đá quá, hoặc vì sự tàn tật đến kết liễu một đời làm việc tối tăm, hoặc vì cái chết thê thảm đã dần bóp nghẹt một đời sống chỉ để nhẫn nhục và đau khổ. Tôi đã chung đụng với tụi trẻ lêu lổng mất dạá. ăn cánh với các đứa gian ngoan, ngạo ngược, tôi bóc lột những đứa khờ khệch bằng các môn đáo, những đứa mà đời du đãng chưa dạy cho biết những mánh khóe ranh mãnh. Một lần, tôi vỗ vai thằng bạn nằm duỗi dài trên bãi cỏ, phì phèo hút thuốc lá:
-Thôi mày ạ, trả nó mấy xu đi. Nó không thèm nhìn đến thằng bé chín mười tuổi, một tay xách ấm bán nước bọc bằng bao gai, tay ấm móc một cái điếu cày, một tay cầm mấy chiếc bát sành, đứng sụt sịt khóc ở gần dưới vì thua đáo. Nó bĩu dài môi đáp lời tôi:
-Kệ mẹ nó, dại thì chết. Có thế mới mở mắt ra. Cũng vẫn thằng ấy đã đá vào mạng mỡ một thằng Tây con thằng Cẩm, rồi bỏ thằng này chết ngất ở một khoảng đất không bên cạnh nhà để cáo cái thù bị nó suỵt chó cắn vì ném sấu ở trước cửa nhà thằng nọ. Nó vừa chạy vừa thở:
-Mày đã hả chưa? Tôi không đáp vì không đủ sức cất tiếng trong sự lo sợ đã bóp nghẹt cổ tôi. Chốc chốc tôi ngoái cổ nhìn xem có ai đuổi theo không. Rồi hơn một tháng sau tôi không dám đi qua phố thằng bé nọ, sợ bố nó nhầm ra tôi là thằng bạn quái quỷ kia. Chịu ảnh hưởng xấu xa của tụi bạn nhỏ vô lại, đầu óc tôi dần dần đầy rẫy những ý tưởng táo bạo, liều lĩnh. Lúc nào tôi cũng căm hờn ghen ghét, muốn phá tán tranh giành. Sự hỗn độn trong tâm trí đó khiến tôi chẳng thể ngồi yên một chỗ. Đến trường không đánh đáo thì tôi đá bóng hoặc bày ra các trò chơi nguy hiểm. Vào lớp học tôi phải luôn mồm chuyện trò và tìm hết cách trêu ghẹo những thằng bạn nhút nhát. Xong buổi học, nhất là những ngày nghỉ, tôi không ở nhà được lấy năm phút. Phải có mặt ở đám đáo, đám chẵn lẻ, đố mười, cát tê. Dù mưa nắng, tôi cũng để đầu trần, đi hàng giờ, sục tìm những đám bạc nếu phố tôi không có, hay có nhưng ít người, và đánh nhỏ.
Trong tình yêu thương đằm thắm và sự chăm nom đầy đủ của cha mẹ, một đứa trẻ cùng tuổi mười ba mười bốn như tôi đã cười reo lên khi nó thấy người nhà mua cho nó một chiếc xe đạp, hay một chiếc ô-tô con, hay một khẩu súng nhỏ bắn chim, và nó nhảy múa reo mừng khi được dẫn đi chơi ở những nơi xa lạ. Nhưng tôi, tôi đã vui sướng như một nhà thám hiểm bỗng tìm ra một mỏ châu cáu, khi thấy đằng xa một đám đông người rách rưới bẩn thỉu chen chúc nhau, chửi rủa nhau, mà cờ bạc ở bờ hè, góc chợ đầu đường, và gợi ra trong tâm trí tôi không biết bao nhiêu thèm khát những đồng trinh la liệt trên mặt dất, những quân bài dở dằn xuống vất lên và những tiếng tiền reo sang sảng trong chiếc bát sắt và đĩa sắt. Được thua không cần tính toán gì cả. Phải lăn vào mà chơi đã! Sáng sớm, giữa trưa, chiều, khuya... no, đói, bài học thuộc hay không, bài làm chậm trễ đúng hay sai... bà tôi, nhà cửa, thầy giáo, giờ học, cuộc thi hàng tháng, điểm đức dục... tôi không hề nghĩ đến. Tất cả hình ảnh ở trước mắt tôi, và trong trí tưởng chỉ là ngoài đường, đám đáo, đám bạc và rạp hát, rạp chiếu bóng...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Những ngày thơ ấu - Chương 8: Sa ngã (Nguyên Hồng),Những ngày thơ ấu - Chương 8: Sa ngã,Nguyên Hồng
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!