Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏiII. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng việt: (7điểm) A. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,...như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo Tạ Duy Anh I. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1,2,3,4,7 : Câu 1 : Tác giả tả cánh diều đẹp như thế nào? A. Đẹp như một thảm nhung khổng lồ. B. Đẹp như một nàng tiên áo xanh. C. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. D. Đẹp như những vì sao đang trôi trên giải Ngân Hà. Câu 2: Tác giả tả tiếng sáo diều như thế nào? A. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. B. Tiếng sáo diều trong veo. C. Tiếng sáo diều vi vút du dương. D. Trên cánh diều có nhiều tiếng sáo. Câu 3: Qua câu mở bài và kết bài của bài văn, tác giả muốn nói gì với chúng ta? A. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. B. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp đẽ cho tuổi thơ. C. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. D.Cánh diều là trò chơi của trẻ em. câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lực ? A. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn. B. Chắc chắn, bền vững khó phá vỡ. C. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc. D. Làm việc liên tục, bền bỉ. Câu 5 : Cánh diều được thả ban đêm khiến nhân vật tôi tưởng tượng ra điều gì? Ghi câu trả lời của em. ...................................................................................................................................................................................................................................... Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài: “Cánh diều tuổi thơ” ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 7: Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con thỏ à ?” Trong tình huống trên, câu hỏi này được dùng để làm gì ? A. Dùng để hỏi điều chưa biết. B. Dùng để tự hỏi chính bản thân. C. Dùng để bộc lộ yêu cầu, mong muốn. D. Dùng để thể hiện thái độ chê. Câu 8): Em hãy nối tên trò chơi ở cột A với đồ chơi phù hợp ở cột B. A. Kéo co a 1 Vợt, quả cầu B. Đá bóng b 2 Dây thừng C. Cầu lông c 3 Quả bóng D. Cờ vua d 4 Bộ cờ vua Câu 9 : Tìm 4 từ nói lên ý chí, nghị lực của con người : …………………………………………………………………………………………. Câu 10: Hãy nêu tên 4 trò chơi thuộc nhóm trò chơi rèn luyện trí tuệ. Đặt 1 câu với một từ em vừa tìm được: ............................................................................................. |