đinh văn quan | Chat Online
12/01/2022 12:06:40

Đại từ


. Đại từ

– Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

– Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó Ngoài ra, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,…

Lưu ý. : Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

Bài tập 1. Tim đại từ xưng hô trong đoạn truyện dưới đây :

Thằng Chiến mải mê kể chuyện cô giáo dìu dắt nó học văn. Nó khoe :

– Cô giáo bày cho tớ làm thơ nữa nhé. Tớ làm được khối bài. Nhưng mà thôi, cậu xem làm gì, tớ viết dở lắm !

Kệ nó nói, tôi cứ giở ra. Một bài, hai bài, ba bài… Ái chà ! Khá thật! Nó làm được hơn hai chục bài rồi.

{Theo Lê Khắc Hoan)

Bài tập 2. Trong những đại từ có trong đoạn văn ở bài tập 1 :

a) Những đại từ nào chỉ mình (người nói) ?

b) Những đại từ nào chỉ người nghe ?

c) Những đại từ nào chỉ người được nhắc đến ?

Bài tập 3. Tìm đại từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng để thay thế cho từ ngữ nào.

a) Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt, Nó mệt mỏi.

b) Tôi thích chơi bóng bàn. Em trai tôi cũng vậy.

c) Hoa cà tim tím. Hoa bìm bìm cũng thế.

Bài tập 4. Trong đoạn văn sau đây, những danh từ chỉ người nào đã được dùng làm đại từ ?

Sáng chủ nhật, Phong xách chiếc đài bán dẫn tới trước mặt bố khoe :

– Bố ơi! Con vừa tháo đài ra rồi láp vào để tìm hiểu bên trong thế nào.

Bố Phong hốt hoảng nhìn con, hỏi:

– Vậy con có đánh rơi mất linh kiện nào không ?

– Không hề mất một linh kiện nào cả. – Phong xoè bàn tay có đến hơn chục linh kiện ra trước mặt bố.  – Con đã lắp xong tinh tươm rồi mà vẫn còn thừa chỗ này, bố thấy con giỏi không ?

Bài tập 5. Hãy tìm những danh từ chỉ người được dùng làm đại  từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính.

M : ông – cháu

5. Quan hệ từ

– Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…

 

– Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là :

+ Vì… nên … ; do … nên… ; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).

+ Nếu … thì… ; hễ… thì… (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả).

+ Tuy … nhưng ; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hộ tương phản).

+ Không những … mà … ; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến).

Bài tập 1. Tìm các quan hệ từ trong các câu sau :

a) Em tôi đã viết được đoạn văn dài và hay.

b) Về đến nhà, tôi mới biết mình cầm nhầm vở của bạn.

c) Nó với tay lấy cuốn truyện để đọc.

d) Tôi ở lại mảnh đất này với mẹ tôi.

Bài tập 2. Cặp quan hệ từ nào thích hợp với chỗ trống trong các câu sau :

a) Hồ ………. đẹp bất chợt thường cố những xoáy nước rất mạnh.

b)……….. đã sang thu ……bãi biển Sầm Sơn vân đông người.

c) Thuỷ Tinh dâng nước lên………………….. Sơn Tinh lại nâng núi cao………………..

d) Trời nắng như đổ lửa cây cối trong vườn héo rũ.

 

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn