Xác định “ nghĩa gốc” “ nghĩa chuyển” của các từ “ ăn” có trong câu sau1/ Xác định “ nghĩa gốc” “ nghĩa chuyển” của các từ “ ăn” có trong câu sau: a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. ( .....................................) b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than. ( .....................................) c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ. ( .....................................) 2/ Đặt câu với từ đã cho để phân biệt nghĩa của từ đó: a. ngon: - Nghĩa gốc ............................................................ - Nghĩa chuyển: ...................................................... b. chân - Nghĩa gốc ......................................................... - Nghĩa chuyển: ................................................... c. cứng - Nghĩa gốc ......................................................... - Nghĩa chuyển: ................................................... 3/Các từ trong mỗi nhóm quan hệ với nhau như thế nào?( đồng âm – đồng nghĩa – nhiều nghĩa – trái nghĩa) a. lưỡi mèo, lưỡi gươm, lưỡi cưa (........................................................) b. nốt la, con la, la hét. (........................................................) c. vàng khè, vàng xuộm, vàng óng.(........................................................) d. cục đá, đá vào gôn. (........................................................) đ. mũi hếch, mũi thuyền, mũi đất. (........................................................) e. nhanh nhẹn, nhanh nhảu, nhanh chóng. (........................................................) 4/ Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a, Cứ mỗi độ thu sang, người dân ở khắp nơi lại đổ về Niu En-giơ-lân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ của mùa thu vàng nơi đây. b, Với địa hình đồi núi đa dạng tiêu biểu cho vùng Đông bắc, mùa thu Niu En-giơ-lân đẹp hơn bất cứ nơi đâu trên nước Mĩ. c. Mùa này, khi mưa xuống những dây khoai từ khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. |