Cảm nhận về đoạn văn sau Cánh bướm hồng Bố kể cho con nghe hai câu chuyện của bố: Câu chuyện thứ nhất: Hồi nhỏ, có lần bố thấy con bướm trong bếp, đó không phải là lần đầu bố gặp một con bướm bay lạc vào nhà. Bố thường đơn giản là mở cửa kính để chúng dễ dàng bay ra ngoài. Nhưng con bướm này có màu đặc biệt mà bố chưa từng thấy bao giờ: một con bướm lớn với những chấm tròn màu hồng nhạt. Bố đã loau hoay để bắt được nó và giữ chặt nó trong tay. Rồi bố lấy cái hộp bia cũ nhét đầy lá cây và cỏ rồi nhốt con bướm vào đó. Chắc con cũng đoán được điều xảy ra với con bướm phải không? Con bướm chết! Bố không giữ được con bướm bên mình! Câu chuyện thứ hai: Bố nhớ ngày đầu tiên con tập đi xe đạp, bố đã tháo hai cái bánh xe nhỏ ở xe đạp của con ra nhưng con cứ nằng nặc muốn bố phải giữ tay lái và yên xe suốt chặng đường. Bố nói: "Bố thả ra một lát nhé!". Còn con hét ầm lên: "Đừng, đừng, bố ơi, con sợ lắm!". Khi con hét lên như thế, bố thấy ấm lòng vì bố biết con vẫn cần bố, cần vòng tay ấp ủ, chở che của bố. Dùng những gợi ý bên dưới viết thành 1 bài nghị luận Những ngày đông mưa rét, bố cất xe đạp của con đi. Đợi đến mùa xuân trời ấm áp bố lại lấy xuống giúp con trèo lên xe. Bố đẩy xe cho con. "Thả ra bố ơi!", con reo lên và hơi lạng qua lạng lại một chút trước khi có thể chạy được. Con cười hớn hở khi xe đạp chạy xa dần trên con đường trải nhựa, trong khi bố đứng sững lại nhìn theo con mãi. Lúc đó bố muốn chạy theo đuổi kịp con, giữ yên xe và tay lái để cảm thấy tóc con chạm vào má và cảm thấy hơi thở của con phả nhẹ lên mặt... Nhưng bố vẫn gọi theo con: "Đạp mạnh lên con, giữ chắc tay lái". Rồi bố vỗ tay thật to để nói với con rằng: Con lái xe đạp rất tuyệt! Bố sẽ không tìm cách giữ lại con bướm hồng, bố sẽ không giữ chặt con bên mình. Cho dù bố mong muốn biết bao rằng con sẽ mãi mãi là con bé loạng chọng trên cái xe đạp, má đỏ hồng và kêu lên: "Đừng thả ra bố ơi!". Nhưng rồi cũng có một ngày, bố phải thả tay con để con tự đạp xe một mình. Để cho con mãi là một cánh bướm hồng bay mãi trên bầu trời xanh thăm thẳm... Câu chuyện ngày xưa mà ba kể là một câu chuyện chứa đựng thứ gọi là "mảnh ghép của tuổi thơ". Nó nói cho người ta những xúc cảm khi đã qua một thời tươi đẹp mà đầy những kí ức khó phai. Đầu tiên là câu chuyện về chú bướm xinh xắn mà ba thấy đã không thể bên ba. Trong chiếc hộp ấy, liệu rằng những ngày bay khắp nơi đi mọi miền mà nó có thể đến giờ lại bị "chôn chân" tại một chiếc hộp bia cũ. Cuộc sống của chú bướm nhỏ bay lượn khắp nơi giờ lại chỉ ở một chỗ là chiếc hộp kia liệu nó vui nổi. Ba chỉ là bài xích cuộc sống tười vui tốt đẹp của chú bướm nhỏ bằng cái niềm tin rằng nó sẽ sống mà bàn tay ba chẳng hề lấy cho nó thứ nó muốn: đó là những bông hoa, những ánh đồng,... Và thế là nó đã ra đi theo sự nhớ mong cái cuộc sống"tươi đẹp" đã xa. Rồi khi ba tập xe ba lúc đó chỉ giống như chú bướm khi xưa, nhưng giờ đây ba đã chẳng muốn được dẫn dắt nữa, ba muốn tự lập. Ba lớn rồi, ba lúc ấy đã lớn thật rồi ! Cái câu nói " Thả ra bố ơi" chẳng phải chính là một sự trưởng thành trong chính nhận thức và tâm thức của người ba hay sao. Khi Ba nói với ông hãy buông tay ra có lẽ đó là một niềm vui lớn cũng như một nỗi buồn nhỏ đối với ông. Và thế là giờ đây con cũng giống như ba vậy cũng sẽ trưởng thành và sẽ rời xa vòng tay thương yêu của ba mẹ để đứng hiên ngang trên cõi đời này một cách đầy tự tin và chẳng hề sợ hãi. Chú bướm là của thiên nhiên, đứa con là của xã hội. Ông buông tay ko phải vì ông không thương ba nữa mà ông muốn ba lúc nào cũng phải như thế lúc nào cũng phải nhìn về phía trước mà bước, khi nào ba cũng hãy như chú bướm hồng tự do đến khắp nơi mà ba muốn. Những thứ giản đơn từng thuộc về ba và đang thược về ba đến một ngày không còn là của ba thì ba cũng hãy mỉm cười với cuộc sống này. Ông trời sẽ không bao giờ lấy đi của ai tất cả và cũng không cho ai tất cả, nếu ba mất đi đưa con hay chú bướm năm ấy thì đổi lại ba sẽ có những bài học hay, những niềm vui cuộc sống. Và cũng sẽ có những thứ khi ba đánh mất nó thì ba mới hiểu được giá trị đích thực mà nó mang lại cho cuộc sống cũng như cho chính ba. Nhiều khi buông bỏ là thứ tốt nhất đối với những quyết định của con, ba không dạy con phải cố gắng mà giành lấy mà ba dạy con cách để con trưởng thành trong những bài học cuộc sống của chính ba. Giúp nha cần gấp, sau sẽ hậu ta 100 xu |