Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏiPHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: (1) Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ. (2) Những đứa trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai. (3) Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. (4) Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng động của cây cối, đất đai. Câu 1. Từ in đậm nào trong các trường hợp sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? A. ngọn khói B. những con nhạn bay thành đàn C. Những đứa trẻ xua tay vào ngọn khói D. một đám mây trắng mỏng lướt qua Câu 2. Hai câu văn (2) và (3) sử dụng những phép liên kết nào? A. lặp từ ngữ B. thay thế từ ngữ C. dùng từ nối D. thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ Câu 3. Trường hợp nào xác định đúng thành phần của câu (4)? A. Những con nhạn //bay thành đàn trên trời cao như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ. B. Những con nhạn bay thành đàn //trên trời cao như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ. C. Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao //như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ. D. Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao như một đám mây trắng mỏng// lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ. Câu 4. Từ nào không cùng loại với các từ trong dãy từ sau? A. mây trắng B. thôn làng C. dịu dàng D. vui tai Câu 5. Câu (4) có mấy quan hệ từ? A. hai B. ba C. bốn D. năm Câu 6. Từ chúng trong câu (3) là: A. danh từ B. tính từ C. đại từ D. Quan hệ từ Câu 7. Từ tay trong câu (2) với từ tay trong câu Anh ấy là tay chơi bóng cừ khôi. A. Từ đồng âm B. từ đồng nghĩa C. từ trái nghĩa D. từ nhiều nghĩa Câu 8. Dấu phẩy trong câu (4) dùng để: A.Ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính của câu B. Ngăn cách 2 vế của một câu ghép C. Ngăn cách các thành phần đẳng lập trong câu.
II. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của hai câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào theo cấu tạo ngữ pháp? - Nam học tập chăm chỉ, làm bài đạt kết quả tốt - Nam học tập chăm chỉ, bài làm đạt kết quả tốt b. Hãy tưởng tượng, em có dịp đến một vùng quê và tận mắt nhìn thấy người nông dân đang gặt lúa. Em hãy: - Đặt một câu đơn có trạng ngữ để miêu tả cánh đồng mùa gặt - Đặt một câu nghi vấn đề hỏi bác nông dân đang gặt lúa về một vấn đề mà em quan tâm. Câu 2. Cách miêu tả ánh trăng của nhà văn trong câu sau có gì hay và độc đáo? Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương đều hòa quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm. |