Câu 22. Làm thế nào để biết một mạch điện (gồm nguồn điện, công tắc, dây nối, thiết bị điện) là mạch kín?Câu 22. Làm thế nào để biết một mạch điện (gồm nguồn điện, công tắc, dây nối, thiết bị điện) là mạch kín? A. Nguồn điện hoạt động bình thường C. Công tắc đang đóng B. Thiết bị điện đang hoạt động D. Dây nối không bị đứt Câu 23. Sắp xếp các chất: nước, thủy tinh, đồng, cao su, vàng theo thứ tự dẫn điện từ kém tới tốt A. Thủy tinh < Cao su < Nước < Đồng < Vàng C. Vàng < Thủy tinh < Đồng < Cao su < Nước B. Cao su < Thủy tinh < Đồng < Vàng < Nước D. Thủy tinh < Nước < Cao su < Vàng < Đồng Câu 24. Chất nào dưới đây là chất cách điện? A. Nhôm B. Ruột bút chì C. Cao su D. Nước Câu 25. Phát biểu nào sau đây về dòng điện trong kim loại là không chính xác? A. Chiều dòng điện trong kim loại ngược chiều với chiều dòng điện theo quy ước B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng C. Chiều dòng điện trong kim loại là chiều đi từ cực âm tới cực dương của nguồn D. Dòng điện trong kim loại là dòng các nguyên tử âm dịch chuyển có hướng Câu 26. Electron tự do do đâu mà có? A. Do các dây dẫn bị nhiễm điện khi nhận thêm các electron B. Do nguồn điện sản sinh ra các electron và đẩy chúng dịch chuyển trong dây dẫn C. Do bứt ra khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động hỗn loạn trong dây dẫn D. Do cả 3 nguyên nhân nói trên Câu 27. Sơ đồ mạch điện là gì? A. Là ảnh chụp mạch điện thật B. Là hình vẽ biểu diện các thiết bị điện bằng các kí hiệu tương ứng C. Là hình vẽ mạch điện thật bằng đúng kích thước của nó D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ Câu 28. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bóng đèn chỉ nóng lên B. Bóng đèn chỉ phát sáng C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên Câu 29. Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng phát sáng C. Tác dụng từ D. Tác dụng hóa học Câu 30. Chuông điện hoạt động là do A. Tác dụng nhiệt của dòng điện B. Tác dụng từ của thỏi nam châm vĩnh cửu gắn trong chuông C. Tác dụng từ của nam châm điện D. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện Câu 31. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật sắt thép. B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm của la bàn C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút sắt, thép và làm quay kim nam châm. D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng như một nam châm Câu 32. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch. B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này. D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch Câu 33. Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do A. Tác dụng sinh lí của dòng điện B. Tác dụng hóa học của dòng điện C. Tác dụng từ của dòng điện D. Tác dụng nhiệt của dòng điện Câu 34. Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong A. Chạy điện khi châm cứu. B. Chụp X – quang C. Đo điện não đồ D. Đo huyết áp |