Phương pháp học tập đúng đắn mà Nguyễn Thiếp đưa ra là gì----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Câu 7: Phương pháp học tập đúng đắn mà Nguyễn Thiếp đưa ra là gì? -Quan điểm : Ông đề xuất việc mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp nơi từ" phủ, huyện, trường tư", tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Việc làm này sẽ đem đến hai cái lợi, đó là nâng cao được dân trí, nhà nước vững yên và lựa chọn được nhân tài. -Phương pháp học đúng đắn của Nguyễn Thiếp: + Học từ thấp lên cao theo hệ thống. + Học rộng nhưng hiểu sâu , biết tóm lược cho gọn. + học phải đi đôi với hành. Câu 8: Từ văn bản “Bàn luận về phép học" (Nguyễn Thiếp) em rút ra bài học gì cho bản thân? - Phải kết hợp học đi đôi với hành. Biết vận dụng bài học trên lí thuyết vào thực tế. - Trước hết phải học rộng rồi mới chuyên sâu. - Xác định mục đích học tập chân chính, học để có kiến thức giúp đời, làm người có ích cho gia đình, XH, đất nước, không học hình thửc, cầu danh lợi. Câu 9; Viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu triển khai luận điểm sau: “Qua VB “Bàn luận về phép học" ta thấy Nguyễn Thiếp là người thiên tưr sáng suốt, học rộng hiểu sâu." Đoạn văn phải bảo đảm 3 ý sau: + Mục đích của việc học chân chính... + Tác dụng của việc học chân chính... + Phương pháp học.... Mặc dù hơn ba trăm năm đã qua nhưng luận học pháp của Nguyễn Thiếp vẫn được áp dụng vào thực tế của việc học và mãi mãi về sau... VD: Qua VB “Bàn luận về phép học" ta thấy Nguyễn Thiếp là người thiên tự sáng suốt, học rộng hiểu sâu.". Với cách lập luận chặt chẽ, ông đã giúp mọi người xác định mục đích của việc học chân chính là học để làm người có đạo đức, có tri thức. Học để có tri thức góp phần làm cho đất nước hưng thịnh , chứ không phải học để cầu danh lợi. Mà muốn học tốt phải cớ phương pháp học có hiệu quả, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. Ông còn phê phán những quan niệm, thái độ lệch lạc sai trái trong việc học. Ông có cái nhìn sâu rộng, hiểu biết và sáng suốt, thông minh, thế nên bài tấu của ông có sức thuyết phục .Dù hơn ba trăm năm đã qua nhưng “Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp vẫn được áp dụng vào thực tế của việc học và mãi mãi về sau.... Câu 10: Phân tích Su cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành"? "Học" là quá trình tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận. “Hành" là quá trình áp dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành" chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhận thức và hành động của con người, tạo ra tính thực tiễn, bổ sung lẫn nhau, lý thuyết học soi sáng, dẫn đường cho thực hành, việc thực hành làm cho những điều chúng ta học trở nên có kết quả, kiển thức sẽ nhớ lâu, nắm chắc. Nếu chỉ học mà không thực hành sẽ sa vào lý thuyết suông, không áp dụng được vào thực tiễn. Mà mục đích của việc học là để có kiến thức, ứng dụng vào làm việc, thực hành, làm những điều có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Vậy học đi đôi với hành thực sự cần thiết và hữu dụng với tất cả mọi người. Song trên thực tế nước ta, phương pháp này chưa đưoc xem trọng, đó là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục không được cải thiện. Vì thế cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, và thường xuyên áp dụng phương pháp "học đi đôi với hành", đó là việc làm cần thiết. |