Tác giả sáng tác bài thơ này ở đâu; Vào mùa nàoAnh về cùng mùa hoa Rớt xuống trang thơ tôi Cánh hoa đào phớt đỏ Chiều Sơn La lặng gió Tôi nghe hoa thì thầm. Tôi nghe nụ nảy mầm Từ kẽ tường nhà ngục Trở trăn và khó nhọc Trong giá lạnh mùa đông. Cái hạt non Anh trồng Nở mùa đào Cộng sản Nụ hoa chúm chím hồng Khoảng trời bừng nắng rạng. Trái tim người cách mạng Sẽ không héo bao giờ Gieo ý nhạc, vần thơ Cho mai sau hát mãi. Trong thơ tôi đằm lại Giữa nhà tù Sơn La Tô Hiệu ơi! Có phải Anh về cùng mùa hoa? TẠ HỮU YÊN Đọc bài thơ vừa viết trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Tác giả sáng tác bài thơ này ở đâu? Vào mùa nào? Câu 2: Ở 4 câu thơ đầu tiên, từ nào đã nhân hóa hoa đào? Câu 3: Tác giả đã dùng những từ ngữ nào cho thấy sự phát triển khó khăn của cây đào? Câu 4: “Cái hạt non Anh trồng Nở mùa đào Cộng sản” Câu thơ trên nói lên ý gì? a. Cây đào Tô Hiệu đã trổ hoa cũng như lí tưởng cao đẹp của Tô Hiệu đã phát triển rộng khắp. b. Cây đào Tô Hiệu đã trổ hoa cũng như con người của anh sống mãi với đất nước c. Cây đào Tô Hiệu đã trổ hoa cũng như những người Cộng sản sống mãi với đất nước. d. Cây đào Tô Hiệu đã trổ hoa cũng như đất nước đang từng ngày đổi mới. Câu 5: “Tô Hiệu ơi! Có phải Anh về cùng mùa hoa?” Câu thơ trên nói lên ý gì? a. Hoa đào nở làm người ta nhớ đến Tô Hiệu. b. Tô Hiệu còn sống mãi. c. Đất nước biết ơn Tô Hiệu. d. Tô Hiệu là tấm gương sáng cho mọi người mãi mãi noi theo. mình viết hơi dài |