----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Đọc lời bình luận dưới đây rồi thực hiện các yêu cầu: “Và trong “chất người cộng sản ấy" đồng thời còn có chất người nghệ sĩ thực sự. Hồ Chí Minh đã xốn xang bối rối trước một đêm trăng đẹp và đã để tâm hồn vượt ngục tìm đến giao hòa với vầng trăng – Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu..." (Nguyễn Hoành Khung, Một mùa thơ rộ nở, trong Thơ Việt Nam 1930 – 1945, NXB Văn học, Hà Nội, 1994) Câu 1. Nhận định trên nhắc em nhớ đến bài thơ nào của Hồ Chí Minh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Chép lại chính xác bài thơ ấy. Câu 2. Cho biết xuất xứ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ em vừa chép. Câu 3. Ghi lại câu thơ trong bài là câu nghi vấn và cho biết mục đích của câu nghi vấn đó. Câu 4. Chi ra phép điệp ngữ được sử dụng trong bài. Phân loại và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Câu 5. Tác giả Nguyễn Trãi trong bài “Côn Sơn ca" đã từng khắc họa: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Chỉ ra điểm giống và khác của 2 câu thơ trên với dòng thơ đầu tiên của bài thơ em vừa chép để thấy được cái hay của mỗi cách viết. Câu 6. Viết một đoạn văn nghị luận (10-12 câu) thỏa mãn 1 trong 2 yêu cầu sau: a. Đoạn diễn dịch chứng minh: Bài thơ (bài thơ em vừa chép) được coi là một cuộc “vượt ngục về tinh thần" của người tù cách mạng. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân và chú thích). b. Đoạn quy nạp chứng minh Bài thơ (em vừa chép) có sự hòa quyện giữa “chất người cộng sản" và “chất người nghệ sĩ thực sự". Đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn (chi rõ và cho biết mục đích của câu nghi vấn đó). Câu 7 Kể tên nmột văn bản khác em đã học cũng CÓ nhân vật rơi vào cảnh ngô mất tự do Nêu tên tác giả của