Chép tiếp để thành một bài thơ hoàn chỉnh? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- ĐỀ THI THỬ SÓ 4 - ÔN THỊ GIỮA KÌ 2- NGỮ VĂN 8 L. PHẦN ĐỌC –HIÊU (3.0 điểm) Cho câu thơ: "Ngục trung vô từu diệc vô hoa" (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Chép tiếp để thành một bài thơ hoàn chỉnh? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ? Câu 2: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Thuộc tập thơ nào? Tác giả là ai? Câu 3: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ em vừa chép. Câu 4: Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết tác dụng của câu nghi vẫn đó. IL PHÀN TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 5: (2,0 điểm) Từ nội dung của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) nêu lên suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan? Câu 6: (5.0 điểm ) Giới thiệu về cách làm một món ăn em yêu thích. HƯỚNG DẪN PHẦN L ĐỌC –HIÊU (3.0 điểm) Câu I: -Chép: Ngục trung vô từu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khản thi gia. - Hoàn cảnh ra đời: Trích tập “NKTT". Tháng 8/1942 Bác Hồ từ Pác Bó Cao Bằng bí mật lên đường sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của Quốc tế cho CM VN đến thị trấn Túc Vinh thì Bác bị chính quyền bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam và sau đó giải đi khắp 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây hơn một năm trời.Những ngày tháng trong ngục tù, Bác viết tập NKTT bằng chữ Hán, gồm 133 bài. Bài thơ "Vọng nguyệt" là bài thứ 21 trong 133 bài đẩy. Câu 2: - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Thuộc tập thơ: cNhật kí trong tù» Câu 3: Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: a/ ND:Bài thơ giản đị mà hàm súc cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong hoàn cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. b/ NT: -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản đị mà hàm súc,cô đọng. - Sử dụng phép đối, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, nhân hóa. - Kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại,tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ. Câu 4: - Câu nghi vấn: Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?-> Câu nghi vấn này dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc bối rối , xốn xang rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. II. PHẢN TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 4: (2,0 điểm) Đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) về tinh thần lạc quan.(HS viết thành 1 đoạn văn) al Câu mở đoan: Để trở thành con người hoàn thiện, chúng ta không những có kiến thức, tài năng, sức khỏe mà còn phải biết yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống nhân ái, khiêm tốn và đặc biệt phải có tỉnh thần lạc quan. b/Những câu phát triển đoạn: -Giải thích: “Tinh thần lạc quan" là thái độ vui vẻ, yêu đời, gặp bất cứ khó khăn nào cũng phải biết vượt qua.Đó là đức tính cần thiết của con người. -Biểu hiện của tinh thần lạc quan (Dẫn chứng): + Trong chiến tranh: dù khó khăn, nguy hiểm, cái chết cận kế vẫn luôn yêu đời, mơ mộng, hồn nhiên, lãng mạn dù hoàn cảnh ác liệt. + Trong đời thường: biểu hiện ở niềm tin vào bản thân, tin vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp. -Vai trò, ý nghĩa của tinh thần lạc quan (Vì sao phải lạc quan): +Giúp con người đủ niềm tin, nghị lực để vượt qua mọi hoàn cảnh , gặt hái thành công. +Lạc quan giúp con người thêm can đảm, dũng khí trước thứ thách của cuộc đời. + Sống lạc quan luôn được mọi người yêu mến, quý trọng vì họ mang đến năng lượng tích cực cho những người xung quanh. -Làm gì để rèn luyện tinh thần lạc quan: Cần luôn yêu đời, yêu cuộc sống, có suy nghĩ tích cực, có niềm tin vào những điều tốt đẹp ở những người xung quanh. -Mở rộng, lật lại vấn đề: +Trên thực tế vẫn còn có những con người sống bi quan, tiêu cực, mất niềm tin vào bản thân và những điều tốt đẹp ở đời. c/Kết đoạn:Tóm lại tinh thần lạc quan là cần thiết, nó mang lại niềm vui, lòng yêu đời và giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Câu 5 (5.0 điểm) Thuyết minh về cách làm món cơm rang thập cẩm I.MB: - Có rất nhiều món ăn để người nội trợ làm phong phú cho bữa ăn trong mỗi gia đình. Nhờ vậy, ta có thể thấy các món ăn chính hay phụ tuỷ theo sở thích và khẩu vị mỗi người. - Trong đó, cơm rang thập cẩm (còn gọi là cơm chiên Dương Châu) là một món ăn quen thuộc với mỗi người, giúp -Tác giả: Hồ Chí Minh |