Đọc và trả lời câu hỏi Bằng lăng tím Khi những nhạc sĩ ve bắt đầu dạo lên những bản nhạc hòa tấu: “ Ve… ve… ve…” rền rĩ trên những vòm lá, cũng là lúc cây bằng lăng trên sân trường khoe sắc tím. Ánh nắng chói chang của mùa hè đã thắp lửa trên những cành phượng vĩ và ban tặng cho bằng lăng sắc tím dịu dàng của những đóa hoa. Chao ôi! Cái sắc tím bằng lăng mới đẹp làm sao! Không phơn phớt như hoa cà, hoa muống, không tím đậm gợi chút buồn man mác như hoa sim, cũng chẳng phải một màu tím phớt xanh như màu của những khóm hoa lục bình trôi trên sông nước. Bằng lăng mang một màu tím biếc. Cái sắc tím của hoa bằng lăng thật hồn nhiên, trong trẻo. Ngắm nhìn những bông hoa bằng lăng ngời sắc biếc dưới nắng hè, tôi thấy sao mà giống màu mực tím của nét chữ trên trang vở học trò đến thế! Sắc tím bằng lăng đẹp đến nao lòng! Hoa bằng lăng với sáu cánh xòe tròn ôm ấp những tua nhụy vàng óng. Bằng lăng không nở đơn lẻ từng bông mà kết thành chuỗi hoa dài, mỗi chuỗi hoa có tới vài chục bông, nhìn từ xa tựa như một cây chổi phất trần màu tím biếc. Khi nắng hè chói chang nhất cũng là lúc hoa bằng lăng nở rộ. Sắc tím rực rỡ át đi màu xanh của lá. Lá bằng lăng hình bầu dục, nhỏ hơn lá bàng. Cái màu xanh của lá bằng lăng cũng thật đẹp: mặt trên xanh bóng như bôi mỡ còn mặt dưới của lá màu xanh lục, ram ráp, nổi rõ những đường gân như xương cá. Đứng dưới gốc bằng lăng vào những ngày hè, cái cảm giác nóng bức, ngột ngạt dường như tan biến. Tôi đã có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn với bằng lăng. Làm sao tôi có thể quên những ván bi quyết liệt, những trận cầu sôi nổi, những trò nhảy dây, nhảy cước đã diễn ra dưới gốc bằng lăng. Làm sao tôi có thể quên những lần cùng đứa bạn thân ngồi dưới gốc cây ôn bài, thủ thỉ tâm sự và có khi còn cãi vã với nhau nữa. Những lúc buồn, tôi đã đến vòng tay ôm lấy thân cây mà thì thầm chia sẻ với cây, lúc ấy cây hiểu lòng tôi lắm, cây rì rào khe khẽ an ủi, vỗ về tôi. Hoài Thương Câu 3: (1điểm) Vì sao tác giả so sánh màu sắc của hoa bằng lăng với màu sắc của hoa cà, hoa muống, hoa sim, hoa lục bình? ……………………………………………………………………………………………………………………………...... ……………………………….................................................................................................................................... |