Qua câu chuyện em đã rút được bài học gì cho bản thânVẾT THUƠNG Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng. Một hôm cha của cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu: - Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kiềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: - Tốt lắm, nếu bây giờ con tự dằn lấy được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả. Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu: - Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi. Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở mỗi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha... ( Những hạt giống tâm hồn) Câu 1(0,5 điểm): Người cha đã đưa gì cho cậu bé? A. Một túi kẹo B. Một túi sách. C. Một túi đinh. Câu 2(0,5 điểm): Người cha đã nói gì với cậu bé khi đưa túi đinh? A. Mỗi khi muốn nổi nóng với ai đó thì con chạy đi chơi. B. Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy đi mua đinh. C. Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Câu 3(1 điểm): Chi tiết “số lượng đinh cậu đóng trên hàng rao ngày một ít đi”cho chúng ta thấy sự thay đổi gì ở cậu bé? A. Cậu bé đã bắt đầu kiềm chế dần cơn giận của mình, không dễ dàng bị tác động bởi môi trường xung quanh. B. Cậu bé ngày càng lười biếng. C. Cậu bé không còn nổi nóng với bất cứ người nào hay việc gì nữa. Câu 4(1 điểm): Vì sao, cậu bé cảm thấy vui mừng hãnh diện đi tìm cha của mình? A. Vì cậu đã thực hiện lời dạy của cha tự dằn mình không nổi nóng và trên hàng rào không còn cây đinh nào cả. B. Vì cậu bé sẽ không phải đóng đinh tiếp. C. Vì cậu bé sẽ được bố cho đi chơi. Câu 5(0,5 điểm): Từ “nổi nóng” trong câu “Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng.”thuộc từ loại : A. Tính từ B. Động từ C. Danh từ Câu 6(0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “ Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế câu của câu ghép. B. Ngăn cách các bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 7(0,5 điểm): Tìm từ hợp lí nhất có thể thay thế cho từ “ nổi nóng” trong câu “ Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng”. Câu 8(1 điểm): Thay lời cậu bé trong câu chuyện, hãy viết những điều mà cậu bé muốn nói với cha mình.(Viết 2-3 câu) Câu 9(0,5 điểm): Hãy viết một câu văn về người cha (bố) của em có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Câu 10(1 điểm): Qua câu chuyện em đã rút được bài học gì cho bản thân? giải nhanh giúp mik với |